Có phải nước mắm truyền thống nào cũng nặng mùi

Có phải nước mắm truyền thống nào cũng nặng mùi

Có một sự thật mà ít người biết mùi khắm khú của mắm phần lớn là mùi của đạm amon – là loại đạm thối không có lợi- hình thành do nguồn nguyên liệu không đủ tươi, phương pháp muối không đủ muối để ức chế vi khuẩn gây thối.

Nước mắm truyền thống chất lượng có mùi thơm đặc trưng ngọt bùi, dịu nhẹ. Đó là tổng hợp kết quả của quá trình thủy phân protein thịt cá thành axit amin một cách tự nhiên, trong thời gian đủ dài – có khi tới 2 năm.

Những giọt mắm nhỉ ra từ thùng gỗ 

Và tất nhiên, nước mắm truyền thống chuẩn cũng không phải có mùi thơm nhân tạo mùi sộc ngay lên mũi như các loại nước chấm công nghiệp.

Nước mắm khi dùng nguyên liệu là cá cơm Tươi– loại cá béo mập, sống theo mùa, được thuyền đánh bắt trong ngày, được trộn đủ muối (3 cá:1 muối) ngay khi cá lên bờ và đem về thủng gỗ ủ nén gài đặt trong nhà tôn kín thì sẽ cho ra mùi thơm đặc trưng tự nhiên cũng như hậu vị đậm đà

Cá cơm tươi chọn lọc 

Phương pháp muối này làm cho hỗn hợp cá thủy phân tự nhiên trong môi trường mặn bão hòa, nên ức chế được vi sinh vật gây thối và gây mùi bất lợi trong nước mắm.

Muối hạt tinh khiết Bà Rịa – Ninh Thuận 

Mùi bùi bùi, dịu ngọt đó là do lượng đạm acid amin đóng phần quan trọng, đạm acid amin còn gọi là đạm tốt – đạm hữu cơ – thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, quyết định chất lượng nước mắm – khi nếm có vị ngọt sâu hậu vị, làm dịu hòa vị mặn của nước mắm, khiến nước mắm vừa có vị mặn đậm đà vừa có vị ngọt bùi bùi- ngọt sâu hậu vị của đạm amin.

Nước mắm Lê Gia được đóng chai thủy tinh tiện lợi

 Nước mắm Lê Gia – được làm từ cá cơm tươi, ủ với muối tinh trong thùng gỗ Bời Lời theo phương pháp nén gài. Sau thời gian từ 18-24 tháng, rút nỏ cho ra dòng nước mắm dịu mùi, thơm đặc trưng, ngọt bùi vị đạm cá thực sự tự nhiên

Xin mời anh, chị dùng thử sản phẩm mắm Vị thanh, mùi dịu Lê Gia – để cùng cảm nhận các giá trị truyền thống nguyên bản.