Giải thích hiện tượng đọng muối ở đáy chai nước mắm truyền thống

Giải thích hiện tượng đọng muối ở đáy chai nước mắm truyền thống

Giải thích về hiện tượng đọng muối ở đáy chai nước mắm truyền thống

Hiện tượng đọng muối đáy chai hay kết tủa nước mắm là gì?

Hiện tượng đọng muối đáy chai hay kết tủa nước mắm là do lượng muối bão hòa gây ra. Trong quá trình làm ra nước mắm đặc biệt là nước mắm truyền thống, muối đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, nó tham gia vào quá trình thủy phân protein từ thịt cá thành đạm axit amin. Không có muối, không thể xảy ra quá trình này, nghĩa là không thể thành nước mắm.

Hiện tượng đọng muối đáy chai là do lượng muối bão hòa gây ra

Sau khi đã ra sản phẩm nước mắm, muối lại đóng vai trò quan trọng như một “chất bảo quản tự nhiên” duy nhất để bảo đảm lượng đạm axit amin trong nước mắm không bị phân hủy, nghĩa là giữ được chất lượng nước mắm và tránh nước mắm bị thiu, bi hỏng và đảm bảo không có loại vi khuẩn nào có thể xâm nhập được.

>>>>>>>>>>>Xem ngay, nguồn gốc muối tinh, nguyên liệu quyết định đến chất lượng nước mắm

Lượng muối bão hòa trong nước mắm truyền thống tiêu chuẩn là từ 25-27 %. Với độ muối này, không cần phải sử dụng chất bảo quản, hay chất định vị, định màu nào. Đó là ưu điểm vượt trội của nước mắm truyền thống và cũng là dấu hiệu để phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp hay các loại nước chấm khác.

>>>>>>>Xem ngay, bộ tiêu chuẩn về nước mắm do ủy ban Codex Việt Nam biên soạn

Tại sao thường xuyên xảy ra hiện tượng đọng muối ở đáy chai nước mắm truyền thống?

Với tỉ lệ muối bão hòa như vậy, đôi khi xảy ra hiện tượng lắng cặn muối ở đáy chai. Điều đó có thể xảy ra do sự thay đổi điều kiện thời tiết, nhất là ở những miền khi vào mùa đông, thời tiết lạnh hay ở những kho chứa có điều hòa nhiệt độ ở nhiệt độ thấp, hoặc do chai nước mắm đứng một thời gian dài trong kho, không được thỉnh thoảng đảo, lắc chai…

Chúng tôi khuyên người tiêu dùng không nên lo lắng về hiện tượng này, mà vẫn có thể dùng nước mắm đó như bình thường. Việc lắng cặn muối như vậy là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, đôi khi chỉ cần lắc nhẹ là lượng muối đấy sẽ tan và hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm.

Điều này cũng được chúng tôi ghi trên nhãn – như là lời thông báo cho sự tự nhiên của sản phẩm và để người tiêu dùng hiểu cho một sản phẩm của nhà sản xuất minh bạch.

Ảnh chụp muối bão hòa kết tinh trên thùng gỗ mắm Lê Gia

Với lượng muối bão hòa như vậy, liệu nước mắm truyền thống có bị mặn gắt không?

Nước mắm Lê Gia được tạo thành từ việc ủ cá cơm và muối theo tỉ lệ 3 cá: 1 muối trong thùng gỗ Bời Lời dưới thời gian từ 18-24 tháng. Với tỉ lệ muối như vậy, độ mặn của muối trong khối chượp cũng như trong nước mắm thành phẩm luôn bão hòa (từ 24% -26%) muối.

Dù mặn bão hòa nhưng nước mắm Lê Gia không mặn gắt mà có vị thanh dịu. Bởi vì lượng đạm hữu cơ có lợi (acid amin rất cao- trên 60%) cùng với chất lượng muối và phương pháp ủ gài. Vị mặn ngọt hài hòa trong nước mắm Lê Gia – Cốt đặc biệt cho ra mùi vị đặc trưng – không thể lẫn với các sản phẩm khác.

>>>>Nếu anh chị còn chưa tin, hãy xem ngay cách sản xuất nước mắm truyền thống đến từ Lê Gia

Có bất kỳ điều gì thắc mắc, quý anh, chị hãy gọi đến số hotline 0971.978.786 để được hồi đáp và hỗ trợ mua hàng.