NGƯ DÂN – NGƯỜI LÍNH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH HẢI CỦA ĐẤT NƯỚC

NGƯ DÂN – NGƯỜI LÍNH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH HẢI CỦA ĐẤT NƯỚC

“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ

Đất Việt muôn năm vững trị bình”

Từ hàng trăm năm nước, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết nên những dòng mang tính kinh điển như vậy. Quả thực, biển Đông đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Mỗi ngư dân là một chiến sỹ, mỗi con thuyền là cột mốc bảo vệ Biển, đảo Việt Nam.

Vai trò của Biển, đảo đối với Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ biển Đông, có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, gấp 3 lần diện dích đất liền, chiếm 30% diện tích biển Đông và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Biển, đảo không chỉ là một phần lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn là chỗ dựa cho hàng triệu ngư dân ven biển, đồng thời là nơi giao lưu văn hóa, thông thương với các nước trên thế giới góp phần phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sự, hiện tại và tương lai.

Biển đảo Việt Nam. Ảnh: sưu tầm

Nỗi niềm ngư dân bám biển

Ngư dân vùng biển, đời này nối tiếp đời kia, dựa vào biển để mưu sinh. Biển mẹ là nhà, hương vị mặn mòi của nước biển đã ngấm sâu vào trong máu thịt của họ. Sự chịu thương, chịu khó đã tạo nên nét riêng của ngư dân miền biền – những con người gắn bó cuộc đời mình với sông nước mênh mông.

Biển mang lại cho ngư dân nhiều thứ và cũng lấy đi của họ nhiều thứ. Hàng năm, đối mặt với nhiều thiên tai, bão tố, có thể cướp đi sinh mạng bất kỳ lúc nào. Ấy vậy mà, nếu có ai đó nói với họ: “Đừng đi biển nữa!”, Họ sẽ đáp ngay với giọng đầy tự hào: “Không! Biển là Tổ quốc. Biển là cuộc sống.” Đối với ngư dân, mỗi chuyến vươn khơi không chỉ đơn thuần là tìm kế sinh nhai mà họ còn coi đó là một nhiệm vụ bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. 

Biển yên lành thì những chuyến đi suôn sẻ, còn những ngày biển động thì vất vả muôn bề. Ngày ngày, ngư dân phải đối mặt với những bữa ăn không ngồi yên vì sóng biển, hay những giấc ngủ mà mùi hôi tanh của cá luôn sộc vào đến nghẹt thở.  Anh Đỗ Văn Ngọc (32 tuổi, quê ở xã Hoài Hương) đã có hơn 16 năm kinh nghiệm, chia sẻ: “Với tôi, thuyền là nhà, biển là cửa, anh em trong đoàn như là gia đình. Chuyện buồn có, chuyện vui có, có lần tưởng chừng như mất mạng nhưng vẫn muốn làm. Bởi anh biết, nhờ biển mẹ mà gia đình anh mới có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Chúng ta cần bảo vệ vùng biển của người Việt mỗi ngày”

Nơi tập kết tàu thuyền của ngư dân miền biển. Ảnh: sưu tầm

 Ngư dân – người lính bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước

Sự hiện diện của ngư dân trên biển, đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Giữa đại dương mênh mông, nơi tận cùng hải phận của đất nước, mỗi ngư dân là một chiến sỹ, mỗi con thuyền với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió là “cột mốc sống” đánh dấu và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.

Trong quá trình đánh bắt hải sản, họ vừa là những người lao động cần cù, vừa là lực lượng cảnh giới, phát hiện, thông báo cho các cơ quan chức năng về tình hình trên biển, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập trái pháp luật của tàu, thuyền nước ngoài trong vùng biển của Tổ Quốc. Không chỉ có thế, ngư dân còn là lực lượng hỗ trợ, phối hợp cùng với lực lượng chuyên trách, đấu tranh tại thực địa để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. Bất chấp hiểm nguy, tài sản mất mát, tính mạng bị đe dọa, họ không nản chí, quyết tâm bám giữ biển, giữ nghề, làm chủ ngư trường truyền thống từ bao đời. Góp phần giữ an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thiêng liêng của Tổ Quốc.

Tàu thuyền của ngư dân trên biển. Ảnh: sưu tầm

Đảm bảo giá trị đầu ra – mang lại cuộc sống ổn định cho ngư dân 

Ngư dân vốn gắn bó với biển bao đời nay. Do đó, dù có được hỗ trợ về tài chính, hay chuyển đổi nghề mới, họ vẫn mong muốn được sớm trở lại mưu sinh trên biển. Vậy làm thế nào để có thể giúp họ giữ vững và nối tiếp được nghề “cha truyền con nối”? 

Chú Nam (46 tuổi, quê ở Hoằng Trường) đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề biển chia sẻ: “Trước đây, mỗi chuyến ra khơi trở về thấy thích lắm, người ta tranh nhau thu mua cá để sản xuất các loại mắm như mắm tôm, mắm tép, mắm cốt từ cá, .. Nhưng dạo gần đây, xuất hiện thứ nước mắm gọi là nước mắm công nghiệp, đã đánh gục từng thùng nước mắm cả năm mới được một mẻ. Nên chẳng còn mấy người thu mua cá làm nước mắm nữa.”

Đúng vậy, Nước mắm – gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, vẫn được gọi là linh hồn trong nghệ thuật ẩm thực Việt – được tạo thành từ sản vật của biển, từ sản vật đánh bắt của ngư dân. Nước mắm truyền thống (hay còn gọi là nước mắm cốt nguyên chất) phải được chắt cốt từ cá với thành phần duy nhất chỉ cá và muối, không có sự can thiệp của bất cứ loại phụ gia, hương liệu nào. Nước mắm truyền thống đang dần kiệt quệ vì thói quen sử dụng nước mắm công nghiệp của đại đa số người dân. 

Sử dụng nước mắm truyền thống không những bảo tồn giá trị của cha ông mà còn giúp tạo giá trị đầu ra cho ngư dân bám biển. Thứ gia vị được coi như “quốc hồn quốc túy” của ẩm thực Việt Nam – nước mắm truyền thống.

Ngư dân thu hoạch mùa cá cơm. Ảnh: sưu tầm

Mắm Lê Gia luôn sẵn sàng tiếp sức cho ngư dân miền biển

Mắm Lê Gia là một cơ sở sản xuất mắm và các loại mắm theo phương pháp truyền thống, hoàn toàn tự nhiên, không chất tạo mùi hay chất điều vị. Mỗi năm tiêu thụ hàng nghìn tấn cá, tương đương với hàng trăm nghìn lít mắm cốt cá cơm truyền thống cho người tiêu dùng. 

Thương hiệu mắm Lê Gia đang dần khẳng định mình trong thị trường tiêu dùng trong nước và mở rộng ra nước ngoài. Việc phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống Lê Gia, đã và đang góp phần cùng mang lại đầu ra ổn định cho ngư dân và diêm dân bám biển, đồng thời giúp tạo công việc ổn định cho người lao động.

Anh Lê Anh – Giám đốc công ty mắm Lê Gia, chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa, tôi hiểu cái hương vị nồng đậm của biển mẹ. Tôi thương cái một nắng hai sương của người dân miền biển. Và tôi trân quý những giọt mắm truyền thống tinh túy do biển mẹ ban tặng. Chúng ta cần bảo vệ và lưu giữ thứ đặc sản quê hương ấy. Đó chính là những lý do thôi thúc tôi, thành lập Lê Gia”.

Mắm Lê Gia tự hào khi được cùng ngư dân vùng biển góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước.

Để liên hệ với mắm Lê Gia quý vị có thể gọi đến số điện thoại hotline: 0971.978.786 hoặc nếu muốn đến thăm quan trực tiếp tại nhà thùng vui lòng gọi 0973 561 856. 

Fanpage: https://www.facebook.com/mamlegia/