Bằng những yếu tố nhận biết dưới đây, người tiêu dùng có thể chọn lựa nước mắm chuẩn truyền thống qua việc xem trên bao bì những yếu tố: thành phần, độ đạm tổng, độ đạm amin,… mặc dù chưa trực tiếp nếm thử để biết chất lượng nước mắm bên trong
Để có một mẻ nước mắm truyền thống ngon, nhà sản xuất mất từ 12 đến 15 tháng với quy trình chế biến tỉ mỉ. Cá cơm tươi và muối tinh khiết được ướp với tỉ lệ 3:1 (3 cá, 1 muối), trải qua quy trình ủ chượp bằng các thùng gỗ cả năm trời trong điều kiện tự nhiên để cho ra những giọt nước mắm mang đặc trưng riêng (do yếu tố nhiệt độ, độ ẩm…) của từng vùng miền.
Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong hầu hết bữa ăn gia đình Việt.
Thành phần nước mắm chủ yếu là cá và muối. Nước mắm cốt truyền thống thường không cần chất bảo quản vì nó được bảo quản bởi chính hàm lượng đạm acid amin nồng độ cao và lượng muối bão hòa.
Với các sản phẩm pha chế, sản phẩm không tự nhiên thường trên thành phần có nhiều chất phụ gia trong đó. Tất nhiên, đó là các chất có trong danh mục được phép sử dụng. Phụ gia có tác dụng bảo quản, làm cho sản phẩm ngọt và dễ ăn, phụ gia tạo hương, tạo màu, tạo vị cho sản phẩm… Có những sản phẩm, có những loại nước chấm đếm trên thành phần – thường được ghi rất nhỏ- có đến cả chục loại chất phụ gia. Tất nhiên, đó không phải là sản phẩm tự nhiên nữa.
>>>>>>> Xem ngay cách làm nước mắm truyền thống sạch, để hiểu rõ hơn về sản phẩm
Thông thường một sản phẩm nước mắm nguyên cốt, sản phẩm sạch thì thành phần ghi trên nhãn thường chỉ có cá và muối. Bởi vì sản phẩm đó được bảo quản bằng chính độ mặn bão hòa của sản phẩm, vị của sản phẩm là vị mặn ngọt hài hòa tự nhiên.
Trong thành phần của nước mắm truyền thống chỉ có Cá và Muối
Tất nhiên cũng có trường hợp nhà sản xuất bỏ phụ gia nhưng không công bố trên nhãn. Và khi cơ quan chức năng kiểm định, nhà sản xuất đó phải đối mặt với rủi ro pháp lý.
Chai thủy tinh – trong suốt- ngoài tác dụng bảo quản tốt nhất cho sản phẩm nước mắm còn giúp cho người tiêu dùng có thể đánh giá màu sắc và giá trị cảm quan của sản phẩm được tốt nhất nếu chai thủy tinh
Nếu sản phẩm đựng trong chai nhựa thì chai nhựa đó phải làm từ nhựa PET – loại nhựa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhựa PET là loại nhựa trong suốt, chắc chắn, dưới đáy chai có số 1 trong tam giác và chữ PET.
Nếu một nhà sản xuất minh bạch, bao giờ cũng thiết kế nhãn, để khoảng hở để người tiêu dùng có thể kiểm tra trạng thái và giá trị cảm quan của sản phẩm bên trong. Việc lựa chọn sản phẩm đựng trong chai nhựa, chai thủy tinh tái chế không đảm bảo cho một sản phẩm an toàn. Sản phẩm được bảo quản tốt nhất trong chai/hũ thủy tinh hoặc hũ/chai nhựa PET
Một sản phẩm hợp chuẩn và hợp pháp thì trên nhãn phải ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa và công bố chất lượng.
Theo điều 11 và khoản 2, Điều 12, Nghị định số: 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và thông tư liên tịch 34-2014-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 về việc ghi nhãn hàng hóa với thực phẩm, phu gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn, bao gồm: thành phần cấu tạo, định lượng sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quả, sử dụng, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, xuất xứ, số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố hợp quy định an toàn thực phẩm, khuyến cáo cảnh báoan toàn thực phẩm.
Đồng thời TCVN 5107: 2003 cũng bắt buộc ghi trên nhãn với mắm và sản phẩm mắm thành phần: Độ đạm tổng số.
>>>>> ĐỘ ĐẠM NÀO NÓI LÊN ĐẲNG CẤP CỦA NƯỚC MẮM?
Mẫu nhãn chai nước mắm cốt đặc biệt Lê Gia
Việc một nhãn đầy đủ thông tin rõ ràng chưa hẳn đã là sản phẩm an toàn nhưng một sản phẩm không tuân thủ quy định trên là không thể là một sản phẩm hợp quy và hợp pháp.
Có 3 thông tin/chỉ tiêu mà nhà sản xuất rất dễ bỏ sót hoặc cố tình gây nhầm lẫn là: Thành phần, Số Công bố hợp quy/xác nhận công bố và độ đạm tổng số
Có nhiều cách để can thiệp vào độ đạm, nhằm đánh tráo khái niệm và nâng cao độ đạm. Mời anh chị tham khảo bài viết về độ đạm tổng số hay còn gọi là độ đạm để tránh nhầm lẫn.
2.2 Kiểm tra số công bố hợp quy
Số công bố hợp quy được thể hiện có số, năm xác nhận và cơ quan xác nhận.
Để có được số công bố xác nhận phù hợp an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở/doanh nghiệp phải tiến hành nhiều thủ tục qua các cấp quản lý (từ đăng ký kinh doanh, tập huấn kiến thức atvstp, xây dựng cơ sở vật chất đạt được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo atvstp, rồi công bố chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn, lấy mẫu sản phẩm đi thí nghiệm, kiểm định, nếu đạt sẽ được cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (thuộc sở y tế hoặc bộ) kiểm tra và cấp xác nhận công bố.
Khi đã công bố và được xác nhận, cơ sở/doanh nghiệp phải tuân thủ đúng với những gì mình công bố, định kỳ lấy mẫu kiểm tra, 3 năm một phải đăng ký lại, nếu không tuân thủ công bố, kiểm tra sản phẩm không đúng với công bố đã được xác nhận, nói một đằng làm một nẻo thì khi cơ quan chức năng kiểm tra sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy trình sản xuất nước mắm Lê Gia
Những cơ sở nhỏ, lẻ, những doanh nghiệp không muốn làm bài bản, muốn tối ưu hóa lợi nhuận thường bỏ qua [hoặc không thể] làm theo các thủ tục này. Bởi vì phải chịu trách nhiệm rất lớn và tốn rất nhiều chi phí.
2.3 Kiểm tra thành phần đạm tổng số
Các chất đạm có trong nước mắm bao gồm:
1- Đạm tổng số: là tổng lượng nitơ có trong nước mắm (g/l), quyết định phân hạng của nước mắm.
2- Đạm amin: là tổng lượng đạm nằm dưới dạng acid amin (g/l), quyết định gia trị dinh dưỡng của nước mắm.
3- Đạm amon: hay còn gọi là đạm thối, càng nhiều nước mắm càng kém chất lượng.
Trong đó thành phần đạm tổng số – được thể hiện dưới đơn vị gN/l- là thành phần bắt buộc ghi trên nhãn của nước mắm.
Theo TCVN 5107: 2003, Nước mắm được chia thành 4 loại:
Chúng ta nên chọn sản phẩm có độ đạm tự nhiên. Độ đạm tự nhiên là độ đạm không can thiệp bằng hóa chất hay máy móc công nghệ. Độ đạm có được theo phương pháp truyền thống, dao động trong khoảng 30gN/lít – 40gN/lít
Độ đạm tổng số của nước mắm Lê Gia luôn đạt >50%
Việc chạy theo nước mắm có độ đạm cao: tới 60N có thể gặp phải sản phẩm đã can thiệp bằng máy móc, làm phá vỡ dinh dưỡng và sự tự nhiên của sản phẩm hoặc gặp phải sản phẩm có phụ gia hóa chất độc hại. Cũng không nên chọn sản phẩm có độ đạm quá thấp vì sẽ bị pha loãng.
>>>>>>>>>>Xem ngay bí quyết chọn nước mắm qua độ đạm, để tránh sai lầm khi lựa chọn nước mắm
Trường hợp nước mắm với độ đạm thấp, nhà sản xuất sẽ dùng các thủ thuật như ghi thông tin độ đạm ở nơi khó nhìn thấy, ghi tên ký hiệu, cỡ chữ nhỏ, không rõ ràng… để tránh sự chú ý của người tiêu dùng. Thêm vào đó, họ sẵn sàng dùng những chiêu ghi nhãn rất hấp dẫn: nước mắm cốt, làng mắm, đặc sản, các tên hương vị hấp dẫn… cộng với những chiêu quảng cáo như có lợi cho sức khoẻ, nước mắm sạch… nhằm lôi kéo người tiêu dùng.
Qua những thông tin cung cấp ở trên, hy vọng quý ngươi tiêu dùng sẽ có thêm thông tin để trở thành người tiêu dùng thông thái, để có thể lựa chọn được sản phẩm an toàn và chất lượng cho sức khỏe của mình và những người thân yêu.
>>>Tham khảo danh mục sản phẩm nước mắm truyền thống chúng tôi đang cung cấp để có thêm lựa chọn sản phẩm sạch ngon và an toàn cho gia đình.