Lưu ý khi bảo quản và sử dụng nước mắm- Mắm Lê Gia

Lưu ý khi bảo quản và sử dụng nước mắm- Mắm Lê Gia

Một số lưu ý khi bảo quản và sử dụng nước mắm -Mắm Lê Gia

Nước mắm có hạn sử dụng là bao lâu?

Nước mắm Lê Gia – Cốt đặc biệt – là loại nước mắm nguyên cốt không pha – sau khi rút cốt và đóng chai – nếu trong điều kiện bảo quản kín, râm mát và tránh nắng trực tiếp, nước mắm mắm để thoải mái mà không cần lo về thời hạn sử dụng.
Có một loại nước mắm – tên gọi là nước mắm Lú – cũng là nước mắm nguyên cốt, đựng trong chum sành – vài năm sau đó tạo thành nước mắm – tuy mùi và màu có chút biến đổi nhưng vị thì rất tuyệt vời – rất bổ dưỡng và tinh quý.

Theo quy định về việc ghi nhãn hàng hóa, trên bao bì, tất cả các sản phẩm mắm Lê Gia, đều ghi hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Tuy nhiên, khi đã mở nắp và sử dụng, nước mắm tiếp xúc với không khí, trong quá trình sử dụng, không tránh khỏi những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật bên ngoài xâm nhập nên khả năng bảo quản của nước mắm kém đi và màu sắc nước mắm sẽ chuyển sậm dần theo thời gian. Đó là sự ô xy hóa tự nhiên khi đạm axit amin tiếp xúc với không khí. Đó là hiện tượng bình thường. Điều đó nói lên sự tự nhiên của dòng nước mắm nguyên chất, không chất bảo quản.

Dù không ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm nhưng nếu e ngại về giá trị cảm quan khi chấm, chúng ta có thể chuyển nước mắm đã chuyển màu sang kho nấu. Để tránh hiện tượng này, nên mua lượng mắm vừa đủ dùng (thông thường cho 30-45 ngày), để sản phẩm nơi râm mát, đậy kín nắp sau khi sử dụng.

Có nên để nước mắm trong tủ lạnh?

• Nước mắm không nên bảo quản ở tủ lạnh. Vì khi để trong tủ lạnh, muối sẽ bị đông kết và lắng xuống phần dưới của chai, phần trên sẽ không đủ mặn (lượng muối cần thiết) để bảo quản đạm amin của nước mắm. Khi đó nước mắm sẽ chuyển sang màu đen, đạm Amin sẽ bị phân hủy. Trong thời tiết mùa đông ở miền Bắc, có thể xảy ra trường hợp lắng muối ở đáy chai nước mắm. Khi đó bạn chỉ cần lắc nhẹ chai nước mắm là muối sẽ được hòa tan hoàn toàn trở lại.

Khi để lâu, có thể nước mắm sẽ xuất hiện tinh thể muối kết tinh. Tinh thể muối Nacl là tinh thể hình lập phương, cắn vào thấy mặn. Đó là hiện tượng bình thường vì nước mắm Cốt độ mặn là bão hòa.

Nếu nước mắm hỏng là nước mắm bốc mùi hôi, đóng cặn thành tảng. Khi đó không nên sử dụng nước mắm nữa.

Từ cá cơm than ủ với muối tinh trong thùng gỗ Bời Lời, đặt dưới nhà tôn kín, theo phương pháp truyền thống, sau hơn 700 ngày, lên men tự nhiên, những dòng nước cốtban đầu, nguyên chất, không pha, được rút nỏ, nhỉ ra từng giọt sóng sánh, mùi thơm dịu, đỏ tươi màu hổ phách, đậm đà hậu vị được đóng chai tạo nên nước mắm Lê Gia- Cốt Nhỉ.

Nước mắm Lê Gia – Cốt đặc biệt – không dùng chất bảo quản – nước mắm cốt được bảo quản bởi chính lượng muối bão hòa và lượng đạm amin có trong nước mắm. Chính vì thế mà mà nước mắm Lê Gia nói riêng và nước mắm truyền thống nói chung thường mặn hơn so với nước mắm công nghiệp.

Nếu cần thêm thông tin về nước mắm Lê Gia quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline 0971.978.786 để được hỗ trợ.