ĐỊA DANH DU LỊCH HOẰNG HÓA
Là vùng đất địa linh nên dường dư mỗi ngọn núi,con sông hay bãi biển…cũng trở thành một Danh lam-Thắng cảnh, nguyên sơ và hấp dẫn. Với sự ưu ái của tạo hóa đã mang lại, du lịch đã trở thành một tiềm năng của địa danh Hoằng Hóa
Nổi danh là vùng đất hiếu học du khách không nên bỏ lỡ cơ hội được cơ hội được ghé thăm di chí Bảng Môn Đình – nơi vinh danh, hội tụ những người đỗ đạt và đền thờ cụ Nguyễn Quỳnh – nhân dân tôn thờ là “ Trạng Quỳnh” (xã Hoằng Lộc) cách thành phố Thanh Hóa 3 km, cách khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến hơn 10 km. Gắn với truyền thống hiếu học của vùng đất này là “ Bảng Môn Đình” được xây dựng vào thế kỷ XV và được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đây không chỉ là nơi thờ thành Hoàng làng mà còn là nơi quy tụ, vinh danh những con người đỗ đạt thành tài của làng. Bảng Môn Đình đã trở thành biểu tượng cho sự hiếu học của đất và người Hoằng Lộc.
Di tích lịch sử Bảng Môn Đình
Nhắc đến Hoằng Lộc là nhắc tới quê hương của Nguyễn Quỳnh – “ Trạng Quỳnh” trong dân gian, con người tài ba được xã hội đương thời xếp vào “ Tràng An tứ hổ”. Vốn không có chí làm quan, nhưng với tại năng thơ phú và ứng đối ông được dân gian yêu mến phong là Trạng. Vòa ngày lễ hội, đền thờ đón tiếp hàng vạn lượt khách thập phương, cá sĩ tử về dâng hương tưởng niệm cụ Trạng Quỳnh cầu mong sự đỗ đạt, thành danh.
Cách khu du lịch Hải Tiến khoảng 500m. Đền thờ đức Đại Vương Tô Hiến Thành – vị công thần có công khai hoang mở đất khu vực Quảng Ninh, Thanh Hóa. Hằng năm nhân dân xã Hoằng Tiến tổ chức lễ hội truyền thống tại hhu di tích lịch sử – văn hóa quốc gia đền thờ Tô Hiến Thành. Nhân dân tổ chức lễ rước kiệu quanh các đường làng và tựu lại trước sân đền Tô Hiến Thành để chuẩn bị cho phần nghi lễ chính thức. Lễ hội là dịp tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, tôn vinh người có công với dân, với nước.
Cách khu du lịch Hải Tiến và xưởng mắm truyền thống Lê Gia hơn 1km là một trong số những ngôi chùa lớn nổi tiếng ở Xứ Thanh được xây dựng và thời Lý. Chùa được cảm nhận là tối uy linh, vì thế nơi đây quanh năm không ngớt khói hương, nhân dân khắp nơi về đây cầu cúng, thành tâm hướng Đạo.
Một góc khu di tích lịch sử Chùa Hồi Long
Năm 2009, với nguyện vọng tha thiết của nhân dân chùa đã được xây dựng và mở rộng khang trang, bề thế và được xếp vào hàng những ngôi chùa đẹp nhất xứ Thanh. Hiện nay, chùa đã cơ bản xong ngôi Đại Hùng Bảo Điện với kiến trúc bằng gỗ vào loại lớn nhất khu vực.
>>>Tham quan nhà thùng làm mắm truyền thống Lê Gia- Chùa Hồi Long-Hải Tiến 2024
Đây là khu văn hóa và di tích lịch sử được tổ chức khoa học và Giáo duc UNESCO Việt Nam bảo trợ. Tướng công Lê Trung Giang là một chiến tướng thời Lê Trung Hưng. Ông làm quan trải qua 4 triều vua, phục vụ 66 năm trong triều đình và rất được ân sủng ban tới 13 đạo sắc, sắc phong. Nhớ công ơn đánh giặc, giữ yên bờ cõi, bồi đắp vùng đất biển hoang sơ thành vùng dân cư đông đúc, trù phú người dân nơi đây tôn ông làm thành hoàng làng và lập đền thờ phụng.
Nằm cách khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến 2 km về phía Đông Bắc dưới chân dãy núi Linh Trường hung vĩ, bạt ngàn thông reo. Đây là nơi tưởng niệm và ghi dấu ấn trên miền Bắc vào ngày 14/10/1967 các cụ lão dân quân Hoằng Trường đã bắn rơi chiếc máy bay phản lực của Mỹ, được Bác Hồ gửi thư khen.
Tượng đài lão dân quân Hoằng Trường-Hoằng Hóa
Tượng đài lão dân quân Anh hùng Hoằng Trường được xây dựng với quy mô làm bằng chất liệu đá Thanh Hóa với hình tượng lão dân quân rắn chắc chân bám chặn vào đất quê hương, một tay cầm mũ rơm một tay dơ cao ống ngắm, cặp mắt nhìn xa xăm như muốn đưa máy bay địch vào huyệt chết. Đến thăm Tượng đài Lão dân quân anh hùng du khách như được sống lại những năm tháng oanh liệt của dân tộc và tự hào hơn về thế hệ ông cha.
Bên cạch khu nghỉ dưỡng hiện đại, một thắng cảnh đẹp, hấp dẫn nữa mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình du lịch của mình là Cảng cá Lạch Trường. Theo các thư tịch cổ, Lạch Trường còn có tên gọi cổ là Y Bích vốn là một thương cảng lớn từ những năm đầu công nguyên.” An Nam Tức sự” còn ghi chép” … các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông. Thật là một thị trấn lớn”. Nay đến thăm cảng Lạch Trường, ngày hàng trăm tàu cá trên song, người mua kẻ bán nhộn nhịp, cờ đỏ rợp sông; tàu đi tàu về như mắc cưởi; đêm đèn như phố… khiến cảng Y Bích xưa như sống lại trong tâm trí du khách. Đến cảng Lạch Trường du khách không nên bỏ lỡ cơ hội nua những xâu cua, ghẹ hay những khay cá tươi rói về làm quà cho bạn bè và người thân.
Nơi đây ghi nhận sự kiện bắt sống viên tri phủ Phạm Trung Bảo và 12 lính Bảo An, mở đầu cuộc tiền khởi nghĩa từng phần – cuộc khởi nghĩa sớm nhất trong tỉnh và trong cả nước. Ngày 24/7/1945 trở thành ngày truyền thống của huyện Hoằng Hóa và là một dấu son không bao giờ phai mờ trong tâm thức của cán bộ và nhân dân Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Di tích được UBND huyện đầu tư xây dựng Nhà truyền thống, nhà bia, khuôn viên và các công trình phụ trợ hàng chục tỷ đồng để ghi nhớ sự kiện lịch sử hào hung của nhân dân Hoằng Hóa và là nơi giáo dục tinh thần yêu nước cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.
Cùng với di tích Cồn Mã Nhón, di tích Cồn Ba Cây là địa điểm lịch sử cách mạng quan trọng. Vào những năm trước 1945 đã diễn ra nhiều sự kiện Cách mạng. Ngày 24/7/1945 tại Cồn Ba Cây đã diễn ra sự kiện mít tinh, biểu tình, tiến tới khởi nghĩa thành công cuội cách mạng Hoằng Hóa. Khởi nghĩa Hoằng Hóa là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi của phong trào khởi nghĩa CMT8 năm 1945 ở Thanh Hóa.
Là nơi thờ hai vị thần Chu Minh, Chu Tuấn đã có công phù trợ vua Lý dẹp giặc. Là một công trình kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo và tiêu biểu đã được Lê Quý Đông đánh giá là “ tiếng nức cõi Thanh” có một không hai so với những ngôi đình ở Thanh Hóa thuộc thế kỷ XVIII.
Đến với Đình Phú Khê có thể nhận thấy nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống của Đình có giá trị nghiên cứu điển hình cho văn hóa truyền thống dân tộc, một truyền thống mà “ Một nhà: chồng đề xướng – vợ hòa theo. Trên thuận hòa – dưới thân cận”. Ngoài các di tích kể trên mảnh đất Hoằng Hóa còn có 87 di tích được xếp hạng. Với 15 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và 72 di tích lịch sử cấp tỉnh.
Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, giàu tiềm năng về du lịch, Hoằng Hóa còn là mảnh đất văn vật còn bảo lưu và gìn giữ qua bao. Các lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như: Lễ hội làng Phú Khê ( Hoằng Phú), lễ hội làng Bột Thượng ( Hoằng Lộc), vật dân tộc ( Hoằng Phong, Hoằng Lưu), đua thuyền ( Hoằng Đạt), múa Tú Huần ( Hoằng Quang), múa Sanh Ngô ( Hoằng Thắng), hát chèo văn (Hoằng Phượng), diễn tuồng cổ, múa chèo chải ở xã Hoằng Quỳ…; làng nghề truyền thống: mộc Đạt Tài, mây tre đan Hoằng Thịnh…, các sản vật địa phương: Phi cầu Sài, nước mắm Lê Gia – Hoằng Phụ, rượu Chuế Thôn, bún làng Chiêng, dừa Hoằng Hóa…