KHÁM PHÁ SỰ KHÁC NHAU CỦA MÂM CỖ 3 MIỀN NGÀY TẾT

KHÁM PHÁ SỰ KHÁC NHAU CỦA MÂM CỖ 3 MIỀN NGÀY TẾT

??? Mâm cỗ ngày Tết là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam mỗi mùa Tết sang. Do điều kiện địa lý, thời tiết và thói quen ăn uống mà mâm cỗ ngày Tết của mỗi vùng miền cũng khác nhau. Hôm nay, bạn hãy cùng Mắm Lê Gia tìm hiểu những sự khác nhau này nhé!

Nếu Tết miền Bắc có bánh chưng, thịt đông thì miền Trung có món cuốn trong khi miền Nam không thể thiếu thịt kho, canh khổ qua.

– ???̂̀? ??̆́?:

Nói về món ăn miền Bắc nét đặc trưng là đa dạng, tinh tế, cầu kì nhất là ở Hà Nội, mâm cỗ Tết mang chiều sâu của một vùng đất kinh kì.
Ở miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết thường tuân theo một nguyên tắc truyền thống: 4 bát, 4 đĩa (không kể đĩa xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Ngày nay, người miền Bắc vẫn giữ các món ăn truyền thống. 4 bát cơ bản bao gồm: Canh bóng thả, chân giò hầm măng khô, mọc nấm thả và miến. 4 đĩa bao gồm: Thịt gà, nem rán, bánh chưng, giò lụa.

Ngoài ra, nhiều gia đình còn nấu thịt đông, các món nộm để bữa ăn thêm ngon miệng. Khi ăn, các món bày trên đĩa thường mang ra dùng trước, còn các món bày trong bát thì dùng sau. Sau bữa ăn, món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng… Món ăn thường đậm đà, dùng ngay khi còn nóng, có thêm gia vị như tiêu, ớt, gừng… vì thời tiết ngày Tết miền Bắc se lạnh.

Mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu chén nước chấm đậm đà

– ???̂̀? ?????:

Nằm cạnh miền Bắc nên vị Tết miền Trung có nhiều món tương đồng với “hàng xóm” như bánh chưng, canh măng. Ngoài ra còn có các món đặc trưng như nem lụi, dưa món, tré.

Vùng đất miền Trung thiên nhiên khô cằn nên con người cũng chịu thương chịu khó, chắt chiu cần kiệm, ẩm thực cũng vì lẽ đó mà đơn giản, tiết kiệm như tính cách con người. Gà luộc, thịt heo luộc, bánh tét, món xào là những món thường xuyên hiện diện trong cỗ Tết của người miền Trung. Bên cạnh đó, những món cuốn cũng được con người nơi đây ưu ái với cơ man biến thể như ram cuốn, gỏi cuốn, bánh ướt cuốn thịt nướng, bánh tráng cuốn thịt heo…

– ???̂̀? ???:

Điều kiện thế nào, người Nam biện lễ thế ấy, không có nhiều món ăn bắt buộc phải xuất hiện trong mâm cỗ Tết. Bánh tét là truyền thống của người Nam. Không gói vuông như bánh chưng miền Bắc, bánh tét được gói tròn, dài với nhiều loại nhân đa dạng như đậu xanh pha đậu đen hạt, nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối.

Các gia đình ở đây thường nấu canh khổ qua trong mâm cỗ đầu năm với mong ước vượt qua khổ đau năm cũ, đón năm mới bình an, hạnh phúc. Một món ăn khác xuất hiện nhiều trong mâm cỗ Tết là thịt kho, tùy từng nhà có thể kho chung với trứng luộc, trứng muối, cơm dừa… Bên cạnh những món đưa cơm, người miền Nam bày thêm nhiều món nguội trong mâm cỗ Tết như: gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi…

Hi vọng rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ẩm thực ngày Tết của 3 miền.

►► Mắm Lê Gia gợi ý những người con phương xa món quà Tết ý nghĩa gửi tặng mẹ kính cha: ??̣̂? ???̀ ??̂́? “????̣̂? ???̂̀? ???̂? ???́”:

► GIÁ: 298.000đ/1 hộp quà.
► Link chi tiết tại: https://quatang.nuocmamlegia.com/
► Thành phần hộp quà gồm: 01 chai Nước mắm Lê Gi Cốt đặc biệt 525ml, 01 Hũ kho quẹt Le Gia 240g, 1 Hộp bánh phồng Hàu Bayaki 200g.

☎️ Hotline tư vấn: 0971.978.786 hoặc 0868.298.786.
? Email: info@mamlegia.com
? Website: https://nuocmamlegia.com/
? Văn phòng Hà Nội: 38 Phạm Thận Duật – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội.

#mamlegia #nuocmamtruyenthong #mamsachlegia #hopquatang
#hopquatet #quatangtet #thuanbuomxuoigio #tinhtuytubienme