“Nước mắm là nước mắm, bỗng nhiên phải lót thêm hai chữ “truyền thống”. Ai nghĩ ra tên gọi “nước mắm truyền thống” thì tôi không rõ, nhưng có lẽ đó là phản ứng của kẻ cô thế bị tước mất tên gọi, và buột miệng gọi luôn cái thứ sản xuất ào ạt kia là “nước mắm công nghiệp”.” – Trích “Chuyện đời nước mắm bình yên và bão tố” của Vũ Thế Thành.
Thế nào là sản xuất nước mắm sạch truyền thống?
Khác hẳn với “nước mắm công nghiệp”, “nước mắm truyền thống” là nước mắm được sản xuất theo phương pháp ủ chượp thủ công của cha ông xưa. Nước mắm, theo cách hiểu thông thường là nước chắt từ cá và muối được ủ chượp cả năm mới ra được. Trong quá trình ủ chượp ấy, protein trong thịt của cá phân giải từ phức tạp đến đơn giản tạo thành các acid amin có lợi cho sức khỏe. Các acid amin này giúp cho nước mắm có hậu vị ngọt thanh, mùi thơm dịu mà không cần can thiệp công nghệ, phụ gia hay hóa chất điều vị trong quá trình lên men.
Nước mắm truyền thống sau 2 năm ủ chượp nhỉ ra từ thùng gỗ
Nước mắm sạch truyền thống – Linh hồn ẩm thực Việt
Nước mắm là “quốc hồn quốc túy” tạo nên sự khác biệt của ẩm thực Việt. Không chỉ có thế, nước mắm còn là hình ảnh gợi nhớ đến mâm cơm quây quần, đầm ấm của người Việt để ai đi xa cũng nhớ về.
Với nguồn hải sản phong phú, Việt Nam được xem là xứ sở của các loại mắm nhưng đặc biệt hơn cả là nước mắm cốt cá cơm.
Một bữa cơm đạm bạc với đĩa rau luộc và bát nước mắm tỏi ớt hay ăn cơm với mắm kho quẹt thôi thì bao nhiêu cơm cũng hết. Nước mắm – “gia vị bí ẩn”, một món ăn chính trong bữa cơm người Việt Nam như một nét văn hóa khó đổi.
Tuy không phải cao lương mỹ vị, nhưng hầu hết trong các bữa ăn của người Việt luôn có sự hiện hữu của nước mắm. Sử dụng nước mắm làm gia vị, làm nguyên liệu hay làm món ăn chính. Chén nước mắm được đặt chính giữa mâm tạo nên sự đoàn kết chia sẻ trong bữa cơm người Việt.
Vì sao Lê Gia là nhà sản xuất mắm sạch truyền thống?
Thấu hiểu được ý nghĩa của chén nước mắm, cùng tình yêu quê hương muốn lưu giữ lại truyền thống cha ông. Những người làm mắm Lê Gia, đã tạo nên sản phẩm mắm cốt nói riêng và những sản phẩm mắm nói chung mang đậm hương vị và màu sắc nguyên bản truyền thống.
Với kinh nghiệm cha ông để lại, người làm mắm Lê Gia lựa chọn thời điểm cá, moi, hêu trưởng thành, nhiều thịt để đánh bắt. Lựa chọn và rửa sạch, để ráo nước sau đó tiến hành ủ muối ngay sau khi lên bờ để đảm bảo cho ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Mắm Lê Gia được lên men 100% từ cá cơm, moi, hêu sạch
Muối trắng tinh khiết, không đắng chát
Muối – cũng là một thành phần quan trọng trong việc sản xuất mắm. Sử dụng muối tạp, muối mới sẽ mang lại vị chát, đắng, gắt cho sản phẩm.
Mắm Lê Gia sử dụng loại muối trắng tinh khiết được lấy từ vùng muối Bà Rịa và Ninh Thuận. Muối đã được lưu kho ít nhất 1 năm cho chảy hết thành phần gây ra mùi vị bất lợi cho sản phẩm.
Muối trắng tinh khiết, không đắng chát
Sau khi đã ủ muối, hỗn hợp này được mắm Lê Gia ủ trong các thùng gỗ Bời Lời dưới nhà tôn kín là môi trường tốt để mắm lên men.
Gỗ Bời Lời là gỗ chịu mặn, chuyên dùng làm thùng gỗ ủ mắm, là nơi enzim phát triển tự nhiên và cho ra sản phẩm có mùi vị đặc trưng, thơm ngon.Việc ủ mắm trong thùng gỗ tại nhà tôn kín, không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn giúp cho quá trình lên men sản phẩm được diễn ra tự nhiên và ổn định dưới nhiệt độ không chênh lệch giữa ngày và đêm.
Ủ mắm trong thùng gỗ Bời Lời, theo phương pháp gài nén truyền thống
Chất lượng mắm Lê Gia
Bằng phương pháp nén gài truyền thống trong thùng gỗ Bời Lời, cùng với tâm huyết một nắng hai sương của những người làm mắm, Lê Gia đã tạo ra được các sản phẩm mắm sạch, mùi thơm dịu, ngọt êm cho bữa ăn gia đình.
Lê Gia là thương hiệu sản xuất mắm sạch truyển thống, là sự lựa chọn tin cậy đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đã được kiểm định chất lượng bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nước mắm Lê Gia có màu hổ phách, sóng sánh
Hiện nay, nước mắm Lê Gia đang được bày bán tại các của hàng và hệ thống các siêu thị như Bibomart, Concung, vinmart+, …
Liên hệ hotline: 0971.978.786 để được tư vấn và đặt hàng.