7 món ăn không thể thiếu nước mắm trong ẩm thực Việt

7 món ăn không thể thiếu nước mắm trong ẩm thực Việt

Không đâu có nhiều món ăn sinh ra để kết hợp cùng nước mắm chấm như Việt Nam. Mỗi vùng miền sẽ có cách pha chế kết hợp riêng nhưng có thể khẳng định nước mắm là một trong những yếu tố quyết định tạo nên bản sắc riêng cho ẩm thực Việt. Và bí quyết để có thể pha được nước chấm đúng với từng món ăn, phải lựa chọn cho gia đình mình một chai mắm cốt thật chuẩn.
Cùng lướt qua các món ăn nếu thiếu nước mắm coi như mất nửa hương vị và lên kế hoạch để chuẩn bị cho gia đình mình món ngon đó ngay thôi nào!!!

Bánh xèo

Với sự vàng giòn, ăn kèm với rau sống thanh mát, và nước chấm chua chua cay cay tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng.
Bánh xèo ngon phải đi kèm với một bát nước chấm đúng vị. Công thức pha nước chấm bánh xèo không hề khó nhưng để đạt được vị ngon đúng điệu lại không hề dễ.
Pha nước chấm theo tỉ lệ: 2 muỗng nước sôi, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng chanh. Sau đó bạn khuấy đều. Rồi cho ớt, tỏi băm vào bát, khuấy đều.
Khi pha nước chấm bánh xèo, bạn lưu ý nên chọn loại mắm có độ đạm cao hơn, thơm, vị dịu; đường bạn nên chọn đường có màu vàng ngà sẽ thơm ngon hơn.

Chả giò

Cũng như các món cần dùng nước chấm khác, linh hồn của nem rán, bún chả cũng là chén nước mắm.
Chén nước chấm hài hòa đủ vị chua cay mặn ngọt sẽ làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
Trước tiên, bắc nồi lên bếp, cho nước lọc và đường trắng vào đun sôi. Cho nước mắm vừa đủ vào, hạ nhỏ lửa liu riu để sôi lăn tăn.
Sau khoảng 1 phút thì tắt bếp, để nguội. Vắt nước cốt chanh vào nước chấm, nhớ gạt bỏ hạt ra để không bị đắng và bắt mắt hơn.
Tỏi ớt băm nhuyễn. Cho tỏi ớt vào nước chấm, sẽ nổi lên trên nước chấm rất đẹp.

Cơm tấm

Cho lần lượt tỏi băm, ớt băm cùng đường vào chung một chén. Sau đó, cho thêm nước cốt chanh vào và dùng đũa khuấy đều, cho xác tép chanh vào luôn nhé.

Đổ 2 muỗng canh nước sôi vào hỗn hợp ở bước 1, quậy đều cho nước đặc sêt lại.
Cuối cùng, cho nước mắm vào và khuấy đều cho đến khi đường tan hết thì dừng lại.
Với cách làm này, dù bạn có để từ 9 – 10 tiếng đồng hồ thì ớt và tỏi vẫn nổi lên mặt chứ không bị chìm xuống đáy tô, mùi vị và màu sắc cũng vẫn không thay đổi.

Gỏi cuốn

Nước mắm chanh tỏi ớt có thể được xem là loại nước chấm “quốc dân” khi xuất hiện rất nhiều vào những bữa ăn của đại đa số gia đình Việt Nam.
Chính hương vị hài hòa, cách chế biến đơn giản và sự đa dạng khi kết hợp với các món ăn gia đình đã tạo nên sự phủ sóng rộng rãi của loại nước chấm này.
Pha nước mắm, đường, nước chanh với 80ml nước lọc vào chung 1 chén, quậy đều cho đường tan rồi cho thêm tỏi, ớt băm là có thể dùng được rồi.
Bạn có thể pha đường, nước chanh, nước lọc trước với nhau tạo thành hỗn hợp nước chua ngọt, sau đó từ từ cho thêm nước mắm vào tới khi nào vừa ăn là được.

Bò phá lấu

Công thức pha có khi là mắm me, có chỗ là mắm chanh cũng có nơi dùng quất để pha và luôn có vị chua đặc trưng. Người ăn cay có thể cho thêm ớt

Bột chiên

Thành phần chính nước mắm chấm Bột Chiên là nước mắm loãng, đường và giấm.
Bạn có thể cho thêm ít ớt, tỏi phù hợp khẩu vị và trộn đều trước khi thưởng thức.

Ốc luộc

Để có được món ốc luộc thơm ngon, ăn sướng đã đời y chang ngoài hàng thật chẳng khó. Chị em chỉ cần để ý từ khâu lựa chọn ốc, cách luộc ốc, nguyên liệu luộc kèm và pha nước chấm thì chắc chắn một bữa ốc như thế luôn sẵn sàng chờ đón bất kỳ ai muốn thưởng thức.
– Nước mắm ngon + nước sôi để nguội + đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường để nguội.
– Sau đó cho gừng + tỏi + ớt bằm nhuyễn + nước cốt chanh vào trộn đều.
– Rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Nếu thích ăn cay, bạn nên cho ớt cay hoặc ớt nghiền vào sẽ ngon hơn nhiều.

Nước mắm Lê Gia được sản xuất theo phương pháp truyền thống, từ cá cơm tươi và muối tinh, ủ trong thùng gỗ Bời Lời, dưới nhà tôn kín, lên mem hoàn toàn tự nhiên. Sau 18 – 24 tháng, được rút nỏ cho ra nước mắm màu hổ phách, mùi thơm diu, hậu vị thanh, tự nhiên và an toàn.

LIÊN HỆ HOTLINE:  0971.978.786 để đặt hàng sản phẩm nước mắm cốt Lê Gia chính hãng!