Mắm Lê Gia đã được chứng nhận là thực phẩm an toàn.
Để có được chứng nhận này, mắm Lê Gia phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt, đáp ứng những quy định của bộ Nông nghiệp được kiểm định bởi Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản- Sở Nông Nghiệp Thanh Hóa. Cụ thể là:
1- Cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu theo QCVN 02 – 16: 2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Cơ sở sản xuất nước mắm – Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2- Chứng minh và công khai toàn bộ chuỗi/nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất là an toàn (cá, muối, chai lọ đựng..) và có nguồn gốc xuất xứ cụ thể.
3- Phải vượt qua được sự thẩm định của đoàn đánh giá của chi cục Quản lý chất lượng
4- Phải lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm các chỉ tiêu và đạt được các chỉ tiêu đó. Chi phí cho việc xét nghiệm này là không nhỏ, có những chỉ tiêu – ví dụ Cloraphenicol- chỉ tiêu kháng sinh trong thủy sản tới hơn một triệu/lần xét nghiệm.
5- Chịu sự giám sát kiểm tra và lấy mẫu HÀNG THÁNG. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu vi phạm sẽ bị thu giấy chứng nhận.
Tính đến thời điểm hiện tại (T8/2016), cả tỉnh Thanh Hóa mới có 5 đơn vị được xác nhận sản phẩm an toàn (bao gồm: rau, nước mắm, cửa hàng bán thực phẩm, gạo)
Làm ra những sản phẩm tự nhiên và an toàn là giá trị cốt lõi của mắm Lê Gia. Đó là điều sống còn của thương hiệu.
Cùng với chứng nhận của cơ quan chức năng, quan trọng hơn là cam kết của nhà sản xuất và sự thẩm định và tin dùng của người tiêu dùng.
Bằng những ngôn từ giản dị nhất: Chúng tôi cam kết- chúng tôi không bao giờ sản xuất những sản phẩm mà chúng tôi không dùng được hàng ngày.
Những ngày đầu tháng 8/2017 chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy Sản Tỉnh Thanh Hóa cùng với nhóm phóng viên thời sự VTV24 tiến hành một loạt phóng sự liên quan đến mắm tôm sạch/bẩn trong đó có Mắm Lê Gia. Chi tiết bài viết, quý anh/chị có thể xem tại bài viết này.