CHUYỆN TÁC NGHIỆP NƠI VẠN DẶM BIỂN KHƠI CỦA NHIẾP ẢNH GIA TRẦN BẢO HÒA

CHUYỆN TÁC NGHIỆP NƠI VẠN DẶM BIỂN KHƠI CỦA NHIẾP ẢNH GIA TRẦN BẢO HÒA

Không phải ngẫu nhiên, Trần Bảo Hòa trở thành nhiếp ảnh gia nổi tiếng, giành được nhiều giải thưởng xuất sắc và sự cảm mến của người hâm mộ. Bởi, đằng sau mỗi bức ảnh của anh là cả một hành trình gian nan chinh phục khoảnh khắc nhưng đầy ắp kỉ niệm đáng nhớ. Mới đây, bộ ảnh “Vũ điệu ra khơi” của anh đã giành được giải nhì thể loại bộ ảnh Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam năm 2018, do Tạp chí Vietnam Heritage trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức.

Hãy cùng chúng tôi khám phá hành trình nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa trong suốt gần 2 tháng lăn lộn cùng ngư dân “bắt khoảnh khắc” mùa cá cơm ngần nhé!

Để có được “Vũ điệu ra khơi” tôi chẳng ngại khó, chẳng ngại khổ!

Đó là lời khẳng định của nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa khi nhắc tới bộ ảnh “Vũ điệu ra khơi” anh mới hoàn thành gần đây.

Luôn theo đuổi những khung hình ghi lại khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống bình dị mỗi ngày, nên sau khi được một người bạn quê ở Phú Yên chia sẻ về mùa cá cơm, nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa đã không chần chừ, xách ba lô lên “đi săn” khoảnh khắc của những ngư dân vùng Hòn Yến – Phú Yên.

Cảnh đánh bắt cá của ngư dân trên đảo Hòn Yến từ trên cao. Ảnh: Trần Bảo Hòa

Đó là một cuộc “đi săn” dài ngày, liên tục trong suốt gần 2 tháng. Kể từ tháng 6/2018 – thời điểm mùa thu hoạch cá cơm bắt đầu vào lựa, hành trình chinh phục cái đẹp chính thức bắt đầu.

Suốt hơn 45 ngày đêm, ngày nào Trần Bảo Hòa cũng nghe bản tin thời tiết, cũng đi tìm hiểu về các công việc thường ngày của ngư dân vùng Hòn Yến… Tất cả lịch trình được ghi chép lại chi tiết trong một cuốn sổ nhỏ, để ghi nhớ và cũng để anh biết được thời điểm nào sẽ cho ra những khung hình lý tưởng.

Vào ban ngày, khi phát hiện luồng cá cơm ở độ sâu 30-40m, ngư dân dùng lưới bủa vây bắt cá. Còn vào ban đêm họ chong đèn pha, dồn cá vào lưới và dùng các cây sào để xúc cá. Tầm khoảng 8h sáng hôm sau, tàu cập bến với những sọt đầy ắp cá cơm ngần còn tươi rói. Mỗi lượt đánh bắt như thế thu hoạch được 10-20 sọt cá, mỗi sọt cá tầm 20kg và bán được với giá khoảng 1 triệu đồng/sọt (tương đương 50.000 đồng/kg)” – Nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa chia sẻ lại những hiểu biết của mình về cuộc sống ngư dân Hòn Yến như anh đã từng sống ở đó rất lâu rồi, một cách rành rọt và chi tiết.

Xem dự báo thời tiết, thấu hiểu lịch trình cũng chưa chắc đã “thuận” để chụp được hình khi đi “săn” khoảnh khắc. Bởi, có nhiều hôm nhiếp ảnh gia xách máy theo ngư dân ra biển kéo lưới vẫn phải ra về tay không vì trời mưa bất chợt, xối xả. Hoặc có nhiều hôm, lên máy nhưng khuôn hình chưa đẹp, chưa ưng ý… ngày hôm sau vẫn phải xách máy đi kiếm tìm những khoảnh khắc đẹp và chân thực hơn nữa. 

Ngư dân tung lưới đánh bắt cá cơm. Ảnh: Trần Bảo Hòa

Tuy nhiên, bao gian truân vất vả của nhiếp ảnh gia đã được đền đáp xứng đáng. “Vũ điệu ra khơi” không chỉ ghi lại trọn vẹn khoảnh khắc cuộc sống của ngư dân vùng Hòn Yến, mà còn vinh dự nhận được giải Nhì cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam năm 2018, do Tạp chí Vietnam Heritage trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức.

Chia sẻ cảm nhận của mình về hành trình chụp bộ ảnh này, nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa nói: “Thành quả sau những chuyến đi là những bức ảnh để đời, là khoảnh khắc những chiếc “hoa lưới” màu xanh bủa vây cá được nhìn từ trên cao, những cánh chim hải âu rợp trời sà xuống ăn cá cơm trong lúc ngư dân đang kéo hay những nụ cười hạnh phúc được mùa sau khi vợt đầy ắp cá cơm. Hạnh phúc hơn khi tôi về nhà khoe với vợ những bịch cá cơm thật tươi được ngư dân tặng sau cuộc hành trình săn ảnh không mệt mỏi”.

Nụ cười rạng rỡ được mùa của ngư dân miền biển Hòn Yến. Ảnh: Trần Bảo Hòa 

Ngoài ra, nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa còn chia sẻ thêm: Để có được những khung hình xuất sắc trong “Vũ điệu ra khơi”, anh đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ ngư dân đánh cá ở đảo Yến và các bạn đồng nghiệp. Anh đã in và tặng ngư dân những tấm ảnh quý giá này.

“Mùa cá cơm” – Bức ảnh giàu cảm xúc nhất mỗi khi nhìn lại…

Đó là một cảm giác rất lâng lâng mỗi khi ngắm nhìn “Mùa cá cơm”. Đây là bức ảnh nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa chụp lúc sáng sớm. Khi tất cả ngư dân đang lao động hăng say, tràn đầy năng lượng. Tất cả mọi người tập trung trên boong thuyền, kéo lưới đón luồng cá cơm trắng muối từ biển mẹ bao la. Trên mặt nước, từng đàn chim hải âu sà xuống sát mặt biển, chao lượn thưởng thức “bữa tiệc” của đại dương. Đó là tất cả những gì tinh túy nhất mà mẹ biển thiên nhiên dành tặng cho “chúng ta”. 

Qùa tặng từ mẹ biển thiên nhiên cùng khí thế hào hứng của ngư dân. Ảnh: Trần Bảo Hòa

“Cảm giác hạnh phúc và sảng khoái khó diễn đạt khi đứng giữa biển trời bao la, nghe những tiếng cười hoan hỉ của ngư dân đánh cá vì một mẻ lưới đầy ắp cá cơm. Đó là tiếng cười của sự hạnh phúc! Thật may mắn, khi ống máy của tôi bắt được khoảnh khắc ấy!” – Nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa chia sẻ.

… “Mùa cá cơm” nên duyên với nước mắm sạch truyền thống

Sau khi đọc được những chia sẻ của nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa về hành trình chinh phục “Vũ điệu ra khơi”, ông Lê Anh – Giám đốc công ty mắm sạch truyền thống Lê Gia đã trở thành “ông mai” cho mối lương duyên giữa “Mùa cá cơm” với thương hiệu nước mắm sạch truyền thống Lê Gia.

Bởi, ông Lê Anh thấu hiểu được sự trân quý của nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa với những nét đẹp bình dị của ngư dân miền biển. Và là người gần gũi, sống cùng với cuộc sống của bà con ven biển (ngư dân, diêm dân) ông thấu hiểu những giọt mồ hôi công sức của họ và mong muôn khách hàng của mình hiểu được những gian truân, sự cần lao của tất cả những người lao động giúp sản xuất ra được những giọt mắm sạch truyền thống tinh túy. 

“Mùa cá cơm” trên nhãn chai nước mắm Lê Gia

Vì vậy, mắm Lê Gia đã liên hệ ngay với nhiếp ảnh gia Trần Bảo Hòa mua bản quyền sử sử dụng bức ảnh “Mùa cá cơm” trên các thiết kế sản phẩm của mình. Đó vừa là thể hiện trách nhiệm tôn trọng quyền tác giả và công sức lao động của tác giả đồng thời cũng thể hiện tình yêu và trân quý những tinh túy từ biển mẹ.

Với sự thay đổi bao bì mới, Lê Gia mong muốn sẽ giúp người tiêu dùng có góc nhìn tinh tế hơn về nước mắm sạch truyền thống nói chung và nước mắm Lê Gia nói riêng. Sản phẩm nước mắm Lê Gia không chỉ đơn thuần là cá và muối, mà đó còn là những tinh hoa mà ngư dân đã “xin” được từ mẹ biển. Đó là những giọt mồ hôi, là sự vất vả mỗi đêm ra khơi để thu về những vựa cá cơm tươi rói … của ngư dân miền biển. 

Không chỉ vậy, nước mắm Lê Gia còn là sự kết tinh tâm huyết của người làm mắm, từ kiểm tra quá trình lên men cho tới khi tạo ra thành phẩm là những giọt nước mắm màu cánh gián theo tiêu chuẩn cụ thể, trong suốt hơn 600 ngày liên tục. 

Từng giọt mắm màu hổ phách, mùi thơm dịu nhỉ ra từ thùng gỗ 

Sau thời gian ra mắt người tiêu dùng, bằng chất lượng, sự tự nhiên và tâm huyết, mắm Lê Gia may mắn nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng.  Sản phẩm được nhiều đơn vị phân phối các thực phẩm sạch tin tưởng lựa chọn làm đối tác phân phối: Vinmart+, Bibomart, Con Cưng, Bác Tôm, Sói Biển, Biggreen, Tâm Đạt… 

Với mong muốn, bảo vệ những nét đẹp của nghề làm mắm truyền thống và đảm bảo tính minh bạch về quy trình sản xuất thực phẩm sạch, xưởng sản xuất nước mắm Lê Gia – đặt tại Hoằng Hóa – Thanh Hóa, luôn sẵn sàng chào đón tất cả bạn đọc ghé thăm. Chương trình tham quan tour nhà thùng nước mắm sạch truyền thống Lê Gia được tổ chức hoàn toàn miễn phí. 

Mọi thông tin chi tiết về nước mắm Lê Gia cùng chương trình tham quan quy trình sản xuất nước mắm vui lòng liên hệ hotline 0971.978.786 để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất!