Lê Gia – tinh túy từ biển mẹ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận

Lê Gia – tinh túy từ biển mẹ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận

“Đoàn thuyền đánh cá” – Miêu tả cuộc sống thường ngày của ngư dân miền biển Đó là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng của ngư dân, đêm đêm vượt biển ra khơi đón nhận những món quà tươi rói của biển mẹ ban tặng cho chúng ta. 

Sự hài hòa giữa thiên nhiên và ngư dân lao động trên biển trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận sáng tác năm 1958, trong chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Hòn Gai. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước. Bài thơ như một bức tranh sơn mài thể hiện hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, thật tráng lệ kết hợp với khung cảnh lao động hăng say, niềm vui, sự hào hứng của ngư dân miền biển. 

Mặt trời lặn – cũng là lúc ngư dân căng buồm ra khơi. Ảnh: sưu tầm 

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 

Câu hát căng buồm với gió khơi”

Nghề đi biển chưa bao giờ là dễ dàng. Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía tây, mặt trời như một hòn lửa” đỏ rực đang lặn vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống kết thúc một ngày. Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: ra khơi đánh cá. Thật khó để diễn tả được nỗi vất vả của những ngư dân bởi khi họ phải lênh đênh cùng con sóng, phải làm việc quần quật ngoài khơi xa với nắng, gió và sóng dữ, phải sinh hoạt ngược với người bình thường để cập bến những mẻ cá “sao cho kịp trời sáng”.

Tiếng hát khỏe khoắn “lại” được cất lên, hòa với tiếng gió thổi căng buồm đầy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Câu hát là niềm tin, sự phấn chấn với một niềm hy vọng sẽ thu hoạch được mẻ cá đầy. 

Mẹ biển luôn ban cho “chúng ta” những nguyên liệu tinh túy nhất, dồi dào nhất: cá bạc, cá thu… Chỉ cần cất tiếng hát, ngư dân đã thu được cá về lưới, thể hiện sức mạnh của con người khi làm chủ biển cả. 

Ngư dân nhanh tay kéo lưới cho kịp trời sáng. Ảnh: Trần Bảo Hòa

Khí thế của người làm chủ giữa đại dương mênh mông, đàng hoàng bắt thiên nhiên phục vụ. Những người dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khỏe, mang theo cả sự tìm tòi để khám phá thế giới thiên nhiên. 

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.”

Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới làn nước biển. Đoạn thơ mang nhiều màu sắc, ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh của cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Khổ thơ mang nhiều màu sắc, hòa cùng ánh trăng tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Ngư dân gọi cá bằng tiếng hát, bằng tiếng gõ vào mạn thuyền để dồn cá. Qua lăng kính cảm xúc của tác giả, hành động này bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị, lãng mạn.

Huỵ Cận đã sử dụng phép so sánh thật độc đáo: biển cả rộng lớn như lòng mẹ bao dung. Biển cả hào phóng luôn cho con người bao sản vật quí hiếm, nuôi lớn chúng ta không biết tự khi nào.. Khi mới lọt lòng mẹ, biển đã cho chúng ta cá và cứ tiếp tục mãi như người mẹ cho con không lấy lại bao giờ.

Nụ cười được mùa cá cơm của ngư dân. Ảnh: Trần Bảo Hòa

Xuyên suốt bài thơ là tiếng hát. Tiếng hát mở đầu khi ra khơi là tiếng hát biểu trưng cho tinh thần lạc quan, niềm hi vọng, tin tưởng để rồi khi trở về sẽ bắt được nhiều cá tôm, làm giàu cho tổ quốc thân yêu. Đến khi kết thúc vẫn là những “câu hát căng buồm với gió khơi” biểu tượng cho niềm vui sướng, hạnh phúc trước thành quả lao động mà họ đã gặt hái được sau một đêm kéo lưới vất vả.

Sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong công việc đánh cá, đem lại niềm vui và sức mạnh cho con người đang chinh phục thiên nhiên, với mong muốn một cuộc sống mới đầy đủ hơn. Hình ảnh những người ngư dân lao động trong đêm, được tác giả Huy Cận quan sát và miêu tả với một cảm hứng trữ tình mãnh liệt

Mắm Lê Gia – Kết tinh tình yêu của biển mẹ và tâm huyết người làm mắm

Thấu hiểu được những khó khăn vất vả của ngư dân miền biển, nước mắm Lê Gia đã kết tinh những món quà tinh túy từ mẹ biển thành những giọt nước mắm truyền thống nói riêng, và các loại mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống nói chung.

Nước mắm Lê Gia sử dụng nguyên liệu cá và  muối- hai món quà tinh túy nhất do biển mẹ ban tặng kết hợp với tâm huyết và kinh nghiệm cha ông để chăm sóc, ủ chượp, kéo rút cho ra những giọt nước mắm truyền thống tự nhiên, thuần khiết, là kết tinh của biển mẹ và đất trời. 

Cá cơm tươi ngon chọn lọc

Từ những nguyên liệu tươi ngon được chọn lọc cẩn thận, trộn đều với muối trắng tinh khiết (đã được lưu kho 2 năm để trôi hết những thành phần chát, đắng), ủ trong thùng gỗ Bời Lời theo phương pháp truyền thống của cha ông. Lê Gia đã tạo nên những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chất bảo quản, không hương liệu, không phẩm màu. Mỗi năm tiêu thụ hàng nghìn tấn cá góp phần mang lại giá trị đầu ra cho ngư dân miền biển.

Muối tinh Bà Rịa – Ninh Thuận đã được lưu kho 2 năm 

Mắm Lê Gia hiểu được vất vả của ngư dân, trân quý món quà biển mẹ ban tặng và yêu nét đẹp của nghề làm mắm truyền thống, do đó luôn cố gắng phát triển nước mắm Lê Gia tốt hơn mỗi ngày, giúp người dân cải thiện cuốc sống tốt hơn, và bảo tồn được nghề làm mắm truyền thống.  

Sóng sánh từng giọt nhỉ ra từ thùng gỗ Bời Lời sau 2 năm ủ chượp

Lê Gia đã vinh dự trở thành đối tác của nhiều chuỗi nhà hàng – khách sạn cao cấp, cùng nhiều hệ thống phân phối thực phẩm sạch uy tín trên toàn quốc, và đã nhận được sự tin tưởng của hàng triệu người Việt

Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về mắm tôm Lê Gia, vui lòng liên hệ tới hotline 0971.978.786 hoặc truy cập website nuocmamlegia.com.