Nước mắm Lê Gia Nhỉ Thượng Hạng là dòng sản phẩm đặc biệt với độ đạm cao lên đến 45 độ, là lựa chọn cho những ai yêu thích sự tinh khiết và đậm đà của nước mắm truyền thống. Được sản xuất từ những nguyên liệu tươi ngon, qua quy trình ủ đặc biệt trong thùng gỗ Bời Lời, sản phẩm này không chỉ là gia vị mà còn là món quà tinh túy từ biển khơi.
Bước 1: Nguồn nguyên liệu tinh tuyển
Cá cơm tươi: Nước mắm Lê Gia chỉ chọn loại cá Cơm trưởng thành, tươi xanh, béo mập và giàu đạm. Cá được ướp muối ngay khi lên bờ để đảm bảo cho cá tươi ngon nhất.
Cá cơm tươi béo mập, được tuyển chọn kĩ lưỡng
Muối hạt tinh khiết: Muối dùng mắm Lê Gia là muối biển tinh khiết được lấy từ những hạt muối làm trên bạt, có độ mặn thuần khiết và lưu kho trong 2 năm cho chảy hết thành phần gây ra mùi vị bất lợi.
Sau 2 năm, những hạt muối trở nên “mềm dịu” tạo nên mùi vị đặc trưng của mắm Lê Gia, khi đó:
Những hạt muối đanh, trắng, được lưu kho 2 năm cho chảy hết các chất gây bất lợi đến hương vị của mắm
Bước 2: Lên men tự nhiên trong thùng gỗ theo phương pháp nén gài truyền thống
Cá được ủ chượp theo tỉ lệ 3 cá : 1 muối trong thùng gỗ Bời Lời
Bước 3: Chăm sóc cầu kỳ
Cá, muối sau khi ủ chượp, được chăm sóc cầu kì bởi các nghệ nhân lành nghề
Bước 4: Kéo rút, kiểm định và đóng chai
Đặc điểm nổi bật của Nước Mắm Nhỉ Thượng Hạng Lê Gia
Trải qua quá trình ủ chượp cầu kì cho ra những giọt mắm thượng hạng sóng sánh, hậu vị thanh, mùi thơm dịu
Với độ đạm cao, sản phẩm chứa nhiều axit amin và các vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tốt cho sức khoẻ.
Sản phẩm có số lượng có hạn, được sản xuất bằng phương pháp truyền thống, chính vì vậy, mỗi chai nước mắm Lê Gia Nhỉ Thượng Hạng không chỉ là một gia vị trong bếp mà còn là một gia vị quý giá cho những ai yêu thích sự tinh túy của ẩm thực Việt Nam.
Nước mắm Lê Gia Nhỉ Thượng Hạng là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm một sản phẩm nước mắm chất lượng cao, tự nhiên, giàu đạm và đầy dinh dưỡng. Với độ đạm 45, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu nhẹ và vị ngọt đậm đà, đây chính là dòng nước mắm cao cấp mà bạn không thể bỏ qua. Hãy nhanh tay đặt mua để trải nghiệm, số lượng sản phẩm có hạn.
Nước mắm chuẩn thì đầu tiên nếm vào có vị mặn. Độ mặn của nước mắm truyền thống được tạo thành từ việc ủ cá với muối theo tỉ lệ 3 cá: 1 muối. Muối đã trở thành chất bảo quản tự nhiên cho nước mắm.
Đồng hành với vị mặn là vị ngọt. Vị ngọt của nước mắm truyền thống là vị ngọt đậm đà, mặn mà, nơi đầu lưỡi, rồi lan tỏa trong lưỡi, và đọng lại dư vị ngọt ngào ở cuối lưỡi (còn gọi là hậu vị- after taste). Đó là vị ngọt của đạm amin – đạm cá được phân hủy hoàn toàn tự nhiên từ protein trong thịt cá. Như vậy, nước mắm chuẩn vị là nước mắm mặn đầm và ngọt hài hòa, ngọt bùi hậu vị của đạm tự nhiên.
Vị ngọt tự nhiên của đạm amin rất khác với vị ngọt của đường nhân tạo. Khi nếm sản phẩm có sử dụng chất điều vị, bột ngọt, đường hóa học sẽ thấy ngay vị ngọt nhạt, tan ngay đầu lưỡi, sau đó chuyển thành vị ngọt lợ.
Màu sắc phản ánh chất lượng nước mắm. Nước mắm có màu hổ phách tươi đậm là loại nước mắm có lượng đạm acid amin (đạm có lợi) cao và lượng đạm thối- đạm ammoniac (đạm không có lợi) thấp.
Để có được màu đó, phải chọn lọc kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu kết hợp với phương pháp sản xuất cầu kỳ.
► Cá cơm tươi, là loại cá tươi xanh, còn nhiều máu. Cá cơm không tươi hoặc các loại cá khác không có màu đẹp như vậy.
►Ủ đủ muối ngay từ đầu theo phương pháp nén gài. Nồng độ muối bão hòa đó ức chế được vi sinh vật gây thối, khiến cho quá trình phân giải và phân hủy của cá ít có thành phần đạm thối. Nước mắm được làm theo các phương pháp đánh khuấy, hàm lượng muối không đủ, nguyên liệu không tươi, chăm sóc không kỹ, thường có màu xanh thẫm, đen thẫm – một trong những tác nhân gây ra màu đó là thành phần đạm thối.
► Ủ trong thùng gỗ tự nhiên: Cũng giống như ủ rượu vang cần gỗ sồi, nấu rượu cần nồi đồng thì nước mắm ngon phải ủ trong thùng gỗ. Việc ủ trong thùng gỗ giúp cho quá trình lên men, phân giải cá được tự nhiên và tốt nhất và màu nước mắm ra đẹp nhất.
>>>>THÚ VỊ QUÁ TRÌNH CÁ CƠM THAN THÀNH NƯỚC MẮM TỰ NHIÊN VỪA NGON VỪA LÀNH
Trong dinh dưỡng học, đạm được hiểu là protein theo nghĩa hẹp. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng, đạm là hợp chất của nitrogen. Hợp chất của nitrogen thì vô vàn, nhưng trong nước mắm, đạm được chia thành hai loại: đạm amin và đạm ammoniac.
Trong quá trình ủ chượp để ra nước mắm, protein thịt cá bị lên men theo hai hướng:
– Hướng thứ nhất, protein được phân giải “tử tế” thành các loại acid amin (đạm amin) với sự xúc tác của các enzyme trong nội tạng cá, và
– Hướng thứ hai, protein bị cắt tứ tung, vô kỷ luật để thành đạm ammoniac (đạm thối) dưới tác động của vi khuẩn gây hư (spoilage bacteria).
Hai hướng này xảy ra đồng thời. Các nhà thùng phải tận dụng mọi bí quyết của ông cha truyền lại để chuyển protein cá thành đạm amin càng nhiều càng tốt, và hạn chế ra đạm ammoniac càng ít càng tốt.Vì sao? Đạm amin tạo ra vị của nước mắm, một thứ vị còn nằm trong cuống họng mà người ta gọi là hậu vị (after-taste). Các chất điều vị (bột ngọt hoặc siêu bột ngọt) có thể cải thiện vị của thực phẩm, nhưng khó lòng tạo ra hậu vị.
>>>>Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Lê Gia.