TẠI SAO GỌI LÀ NHÀ THÙNG MẮM LÊ GIA?

TẠI SAO GỌI LÀ NHÀ THÙNG MẮM LÊ GIA?

TẠI SAO GỌI LÀ NHÀ THÙNG MẮM LÊ GIA?

Chúng ta nghe nhiều về cụm từ “tham quan nhà thùng” nhưng liệu bạn đã biết được hết khái niệm chính xác của nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về từ khóa này.  Nhà thùng được hiểu đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nước mắm truyền thống.

Nhà thùng mắm Lê Gia chứa thùng gỗ khổng lồ có thể chứa 8-10T cá chượp

Có bao nhiêu lại thùng dùng ủ mắm và cách phân biệt?

Hiện tại các phương thức sản xuất nước mắm truyền thống phổ biến ở Việt Nam là dùng Thùng LềuThùng Lu

>> Bí mật của nhà thùng nước mắm truyền thống Lê Gia, nước mắm tinh khiết nhỉ ra từ thùng gỗ

Cách phân biệt thùng lều và thùng lu

Thùng Lều là gì?

Thùng lều được làm bằng gỗ bời lời hay các loại gỗ dẻo mềm khai thác tại rừng, cao khoảng 2m đến 4m, đường kính từ 1,5m đến 3m (sức chứa mỗi thùng từ 6-15 tấn cá chượp).  

Nhà thùng mắm Lê Gia

Du khách thăm quan và trải nghiệm nhà thùng mắm Lê Gia

Mỗi thùng được niềng bằng 6 đến 8 sợi đai tùy thùng lớn nhỏ, mỗi sợi được quấn bằng 120 sợi song mây chắc nịch để cố định. Thời gian sử dụng thùng có thể lên đến 60 năm thậm chí gần 100 năm.

Điều đó cho thấy những nguyên liệu làm nên những thùng gỗ này bền bỉ đến nhường nào. Để sản xuất thùng Lều, những tấm gỗ thường được xẻ có độ dày khoảng 25 cm, được phơi thật khô và ghép lại với nhau bằng các chốt cây.

Sau đó, dùng những sợi dây đai làm bằng mây vì bền, chắc, không co dãn theo điều kiện môi trường để buộc chắc và giữ chặt thùng chứa. Phía dưới thùng có lỗ lù để kéo rút nước trong thùng chượp.

Thùng lu là gì?

Thùng lu hay còn được gọi là thùng mái vú là những chiếc chum sành, được làm từ đất sét và nung ở nhiệt độ cao, thường được các làng nghề thủ công đồ gốm sản xuất. Cách làm nước mắm bằng thùng lu chỉ khác với nước mắm bằng thùng lều ở chỗ thay vì để thùng lều trong nhà chờ thủy phân thì cách làm bằng thùng lu là đem trực tiếp các lu ra ngoài nắng phơi trực tiếp. 

Thùng gỗ đựng nước mắm được làm như thế nào?

Để làm vách thùng, người thợ chọn ra đúng 55 tấm ván có kích cỡ đều nhau: dài 2,2m, rộng khoảng 20cm, dày 6cm. Ở hai cạnh tấm ván, người ta dùng bào tạo độ nghiêng sao cho khi ráp lại thành hình trụ, từng tấm ván khít rịt nhau.

Dọc tấm ván, người thợ lại khoan năm lỗ rồi dùng chốt bằng gỗ ổi kết từng miếng lại, ở giữa lại lót thêm vỏ tràm làm ron để thùng không bị thấm từ trong ra. Sau khi ráp vách thùng xong mới tới khâu vô đáy.

Bí mật của nhà thùng nước mắm để cho ra nước mắm tinh khiết nhỉ ra từ thùng gỗ!

Công đoạn làm thùng được thực hiện bởi những nghệ nhân khéo giỏi nhất

Ván đáy có bề dày từ 7cm đến 8cm để gánh chịu trọng lượng. Các loại gỗ trai, hộ phát, bời lời, dên dên vốn có nhiều trên rừng ngày trước được các chủ thùng ưa chuộng bởi độ bền rất cao.

Thùng gỗ được làm kỳ công bởi những người thợ lâu năm, lành nghề 

Theo nhiều ông chủ nhà thùng cho biết, việc ráp thành hình chiếc thùng xem như mới được nửa chặng đường. Khâu khó nhất, thể hiện tay nghề của thợ là việc lấy ni quấn đai hay còn gọi là dây niền và vô đai.

Đai được làm bằng loại mây xanh hoặc mây đỏ bứt trên rừng. Bất kể loại thùng nhỏ hay lớn, người ta đều dùng bảy chiếc đai to cỡ cùm tay người lớn thít chặt bên ngoài.

Do thùng có kết cấu trên loe dưới hẹp nên các đai nhỏ dần từ miệng thùng xuống đáy. Dẫu vậy, từng đai đều được kết bằng 70 sợi mây hoặc đai tre, mỗi sợi to cỡ ngón tay, có chiều dài trên dưới chục mét. Những người thợ chuyên nghiệp khi quấn đai có thủ thuật “giấu mối” để người bình thường nhìn vào cứ tưởng là một sợi đai nguyên.

Người ta vô đai bằng cách lật úp thùng lại. Ba chiếc đai phía miệng thùng được vô đầu tiên, sau đó phải ngưng lại cả tháng trời để vách thùng khô mới vô tiếp. “Đai phải vừa đủ độ thít, nếu chặt quá thì thùng bị răn nứt hoặc nổ vì thùng bị bọp vào phía trong, phát ra tiếng kêu rất lớn, còn lỏng quá thì bị rò nước. Có thợ vì nóng vội làm nhanh quá, ép hết đai vô cùng lúc, tới chừng thùng khô ngót lại bị thấm tùm lum, chủ bắt đền, mất uy tín, phải dẹp nghề luôn” – Thợ thùng đã kể lại.

Tuy nhiên không phải lúc nào mọi chuyện cũng được suôn sẻ, dù là những người thợ chuyên nghiệp nhất thì dân làm thùng sợ nhất trời mưa. Làm tới đâu phải lấy bạt cao su trùm lại, nếu thùng dính nước mưa, khi ủ chượp, gặp nước muối sẽ hư rất nhanh

Công đoạn xảm và bịt khe đòi khỏi kỹ thuật và sự tỉ mỉ để nước mắm không bị rò rỉ ra ngoài

Công đoạn làm nhà thùng cuối cùng là công đoạn xảm thùng gỗ – công đoạn rất quan trọng để đảm bảo cho thùng nước mắm không bị rò rỉ. Bột dùng để bịt các khe hở được tạo thành bằng cách nấu bột trai (vỏ của con trai, sò nung lên, nghiền ra) và trộn với dầu dái – loại cây mà cho ra loại dầu đặc trưng, vừa dẻo quạnh, vừa chắc chắn. Hỗn hợp đó sau khi chít vào các mạch gỗ, khô rồi, chắc nanh, dùng sức người không thể cạy lên được. 

>>Tham quan nhà thùng mắm Lê Gia – Chùa Hồi Long – Hải Tiến

>> Nhà thùng Mắm Lê Gia – Đón hàng nghìn lượt khách tham quan

Bạn có muốn trực tiếp trải nghiệm Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống trong thùng gỗ?

Tọa lạc tại cạnh sân vận động xã Hoằng Phụ – cách biển Hải Tiến chưa đầy 2km, nhà thùng mắm Lê Gia với những thùng gỗ Bời Lời khổng lồ, với phương pháp nén gài truyền thống, những nghệ nhân làm mắm đang chắt chiu mang những Tinh túy từ biển mẹ cùng với khung cảnh truyền thống, thiên nhiên với nhiệt tâm tiếp đón sẽ là điểm tham quan thú vị, bổ ích cho du khách.

Đến với nhà thùng Lê Gia, Quý khách sẽ được

  • Trực tiếp trải nghiệm, tìm hiểu quy trình làm ra những giọt mật của biển – nước mắm màu hổ phách, sóng sánh, đậm đà nhỉ ra từ thùng gỗ khổng lồ
  • Thưởng thức những đặc sản cùng những sản phẩm mắm truyền thống trứ danh: Mắm tép, mắm tôm, mắm nêm, mắm kho quẹt, mắm ruốc…
  • Hồi đáp thông tin, nhiệt tình tiếp đón, cảm nhận và trân quý những vẻ đẹp truyền thống & thiên nhiên.
  • Thông tin tour
  • Phương tiện: Xe điện, xe du lịch hoặc xe cá nhân
  • Phí: Miễn phí tham quan
  • Liên hệ: 0868.298.786 / 0971.978.786