Tuyệt đối không có. Không có phụ gia phẩm màu, điều hương và các phụ gia công nghiệp khác luôn.
https://nuocmamlegia.com/co-phai-mam-le-gia-bo-pham-mau-ct175.html
Nước mắm truyền thống chuẩn bảo quản bằng: Độ đạm acid amin và độ mặn. Đó là cơ chế bảo quản tự nhiên.
Với lượng đạm acid amin/đạm tổng số của nước mắm Lê Gia không nhỏ hơn 50% và độ mặn (hàm lượng NaCl) không nhỏ hơn 250g/l thì tuyệt nhiên không cần dùng chất bảo quản nhân tạo.
Nước mắm cốt Lê Gia có hạn sử dụng 2 năm để đảm bảo chất lượng mắm tốt nhất
Có những loại nước mắm để cả 10 năm- thường gọi là mắm lú. Tuy màu đen đi, mùi không còn nhưng vị vẫn rất tuyệt. Loại này quý hiếm
https://nuocmamlegia.com/tim-hieu-co-che-bao-quan-tu-nhien-cua-nuoc-mam-truyen-thong.html
Nước mắm Lê Gia có màu vàng hổ phách, mùi thơm dịu, nắp chai thiết kế điều chỉnh lượng rót
https://nuocmamlegia.com/nuoc-mam-truyen-thong-cot-dac-biet-le-gia-song-sanh-tung-giot.html
3 tiêu chí: Ngon- Bổ- Rẻ thì hầu như không bao giờ tồn tại chung trong một sản phẩm. Nhưng Sạch- Ngon- Bổ thì luôn tồn tại trong chai nước mắm Lê Gia cốt đặc biệt
Cụ thể là:
Nước mắm Lê Gia có màu hổ phách
Nước mắm Lê Gia- loại đặc biệt (Nước đầu tiên, quý nhất, kéo rút nguyên bản sau 2 năm ủ cá cơm trong thùng gỗ) có công bố trên bao bì là:
Độ đạm tổng (nito tổng) > 31N (Thực tế dao động trong khoảng 31-35N, tùy vào mẻ cá)
Độ đạm acid amin (tính theo % so với đạm tổng): >50%
Độ đạm mọi người hay nghĩ là độ đạm tổng (có thể can thiệp- để tăng chỉ số N tổng), còn độ đạm nói lên đẳng cấp của nước mắm là đạm Acid amin (đạm hữu cơ có lợi).
Phiếu phân tích độ đạm trong nước mắm Lê Gia
Hoàn toàn không. Lê Gia hiểu rằng quý nhất của nước mắm là mùi vị, đạm phải là đạm thật từ cá.
Tiêu chuẩn TCVN 5107:2003 về độ đạm
Thật 100%. Anh chị không tin có thể mời đến thăm quan xưởng mắm Lê Gia
https://nuocmamlegia.com/nha-thung-mam-le-gia-don-hang-nghin-luot-khach-tham-quan.html
Để cho chảy hết nước chạc – là các thành phần gây ra mùi vị bất lợi.
https://nuocmamlegia.com/muoi-lam-mam-le-gia-co-gi-dac-biet-ct205.html
Cùng phương pháp nén gài truyền thống, ủ cá cơm tươi trong thùng gỗ sau 2 năm rút nước cốt nguyên bản, nước mắm cho bé khác nước mắm người lớn ở 02 điểm:
– Điều chỉnh lượng muối giảm (nhạt muối) đi cho phù hợp với trẻ nhỏ
– Chọn loại cá cơm Than – là loại cá làm ra nước mắm tốt nhất.
https://nuocmamchobe.vn/nuoc-mam-cho-be-va-nguoi-lon-khac-nhau-nhu-the-nao.html
Điều chỉnh lượng muối phù hợp với trẻ nhỏ theo tỉ lệ 4 cá : 1 muối
Ông bà ta đã nói: Tiền nào của đấy.
So sánh với các “giá trị” của sản phẩm thì không phải là đắt.
Nước mắm cốt có giá trong khoảng 90k/chai 525ml thuộc phân khúc trung và cao tuy nhiên nhiều loại còn có giá gấp rưỡi, gấp đôi Lê Gia.
Anh/chị có tin rằng một sản phẩm mắm cốt, từ cá cơm tươi, muối tinh ủ trong thùng gỗ 2 năm, được chăm sóc cầu kỳ, tỉ mỉ, được đóng chai thủy tinh, nắp chai thiết kế tiện dụng thì giá rẻ hơn có phải là dấu hỏi khi mua hàng?
Quy trình sản xuất mắm truyền thống Lê Gia
So về lượng dùng thì không hề đắt. Nước mắm đậm đà nên lượng dùng ít đi (nước mắm pha loãng thì lượng dùng nhiều lên)
Nhiều giá trị tăng thêm: Nguyên bản- tự nhiên, đảm bảo an toàn sức khỏe, gia vị kết nối yêu thương, sự tiện lợi của nắp chai… gộp vào giá trị chung của sản phẩm.
https://nuocmamlegia.com/dieu-dac-biet-trong-chai-nuoc-mam-cot-truyen-thong-le-gia.html
(Đọc bài “Độ đạm là gì trên website hoặc đạm nào nói lên đẳng cấp của nước mắm” – độ đạm mắm Lê Gia là độ đạm tự nhiên, không can thiệp, đạm hữu cơ của Lê Gia thuộc dòng top.)
Như có phân tích, độ đạm theo phương pháp truyền thống, tự nhiên, không can thiệp cao nhất trong khoảng 35 gN/l.(có dung sai). Search trên Google các từ khóa: Độ đạm nào nói lên đẳng cấp nước mắm + Chuyên gia Vũ Thế Thành nói về độ đạm trong nước mắm + Độ đạm tự nhiên của nước mắm https://nuocmamlegia.com/do-dam-nao-noi-len-dang-cap-cua-nuoc-mam.html
Bổ sung thêm một số cách tăng đạm thường dùng: Bổ sung bằng urê (hóa chất độc hại) hoặc phương pháp cô chân không. Tuy nhiên việc sử dụng nhiệt độ và áp suất sẽ phá hỏng enzim, vi khoáng và mùi hương có trong nước mắm. Hơn nữa việc lấy đi lượng muối đáng kể trong nước mắm sẽ làm “nhạt” nước mắm – khiến nước mắm muốn bảo quản được phải dùng các phụ gia bảo quản. Nước mắm Lê Gia muốn đi theo dòng nước mắm tự nhiên truyền thống. Độ đạm mà nước mắm Lê Gia có được – thuộc hàng cao nhất – hoàn toàn tự nhiên từ sự thủy phân protein trong thịt cá thành đạm cá một cách tự nhiên nhất.
Độ đạm (tổng số) ghi trên nhãn là >= (lớn hơn hoặc bằng) 31. Thực tế thì độ đạm loại cốt đặc biệt của mắm Lê Gia dao động trong khoảng: 33 gN/l – 35 gN/l. Tại sao lại dao động bởi vì từng mẻ cá khác nhau cho ra độ đạm khác nhau. Lê Gia rút nguyên bản và không can thiệp về độ đạm,
Độ đạm trong chai nước mắm Lê Gia
Độ đạm acid amin/đạm tổng số (loại đạm hữu cơ có lợi, giúp nước mắm có vị ngọt thanh, đậm đà hậu vị) trên chai >50%–> Thuộc loại top trên thị trường. Đạm này mới nói lên đẳng cấp nước mắm. Độ đạm tổng = số gN = đạm Amin + đạm amoniac (đạm gây mùi khắm).
Nếu anh, chị quan tâm đến độ đạm của nước mắm – trên cả yếu tố tự nhiên, mùi vị – vì lý do dinh dưỡng thì xin chia sẻ thêm với anh,chị rằng, lượng đạm mà anh, chị bổ sung bằng nước mắm – chiếm một tỉ lệ rất rất nhỏ – so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Anh, chị không thể “uống” nước mắm để bổ sung đạm được – mà phải từ nguồn thực phẩm khác. Vì mục đích làm gia vị, nên độ đạm liệu có phải là tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn nước mắm? Nếu không cẩn thận, vì chạy theo độ đạm mà anh, chị lại mua phải loại nước mắm độc hại – gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đó là cặn muối, thường xảy ra ở nước mắm cốt (cao đạm), mùa lạnh.
Với nước mắm Lê Gia, việc ủ chượp theo phương pháp nén gài truyền thống, tỉ lệ cá/muối 3/1 quanh ngưỡng bão hòa, cộng với hàm lượng đạm acid amin/đạm tổng số cao (50-60%), và không can thiệp bất cứ tác động nào bên ngoài nên việc đóng cặn muối thỉnh thoảng xảy ra.
Nhờ hàm lượng muối bão hòa, nên ức chế được vi sinh vật gây thối cho ra nước mắm mùi thơm thanh dịu. Cũng nhờ hàm lượng muối cao mà nước mắm giúp giữ cho các axit amin không bị oxi hóa và đảm bảo không có loại vi khuẩn nào có thể xâm nhập được. Tuy nhiên, môi trường bão hòa như vậy, cùng với nồng độ đạm/cơ chất cao, nên việc lắng cặn muối muối (Thông thường là Magnesium ammonium phosphate (MgNH4PO4), hay còn gọi là tinh thể struvite) có thể xảy ra và là hiện tượng bình thường trong nước mắm truyền thống cao đạm.
Chúng tôi xin nhấn mạnh là, các sản phẩm Mắm Lê Gia hoàn toàn không có hóa chất, phụ gia bảo quản, tạo màu, tạo hương, hoàn toàn nguyên bản và tự nhiên. Việc lắng cặn muối là điều có thể xảy ra và không ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm.
https://thegioihoinhap.vn/hoi-nhap/vi-sao-nuoc-mam-co-can/
Trong bài viết này, chuyên gia ATTP Vũ Thế Thành có giải thích về các trường hợp đọng cặn trong chai nước mắm
Ngoài môi trường nồng độ muối và đạm acid amin cao (là tác nhân thuận lợi cho quá trình không hòa tan muối dễ xảy ra) thì các nguyên nhân thường dẫn đến hiện tượng trên như sau:
Ủ muối chưa kỹ: Các hợp chất của muối Magie, Kali, Canxi chưa chảy đi hết trước khi ủ cá (thông thường, muối thường để lưu kho 2 năm trước khi dùng, để cho nước chạc – thường mang nhiều tinh thể không hòa tan và mang vị bất lợi (chát, đắng, nóng cổ..)
Lọc chưa kỹ: Vì tinh thể khá nhỏ nên phải dùng cỡ lọc rất nhỏ (1Micron) mới có thể loại bỏ được. Đầu tư được những cỡ lọc nhỏ, qua hệ thống lọc, tương đối kỳ công nên khâu này, nhiều nhà sản xuất chưa có điều kiện thường lọc thủ công.
Kéo rút sớm khi nước mắm chưa chín: Nước mắm là sản phẩm thủy phân trong môi trường muối mặn, dưới sự hỗ trợ của Enzym (có trong ruột cá) và vi sinh vật theo quá trình: Protein (trong thịt cá)-> Poly (pepton)-> Poly (peptit)à Acid amin. Thông thường thời gian ủ mắm phải đủ dài (hàng năm trời) để quá trình trên diễn ra triệt để và tạo hương vị đặc trưng. Nếu kéo rút sớm thì các chuỗi phân tử Protein chưa cắt khúc/phân giải hết thì nguy cơ đọng lại trong dung dịch nước mắm (dẫn đến kết tinh/kết tủa)
Nếu do cặn muối/muối kết tinh là an toàn, là hiện tượng tự nhiên của nước mắm truyền thống. Các nhận biết dựa trên nguyên lý: cặn muối đấy dễ tan trong acid
Với/lọc lấy cặn và thử bằng cách để những mảnh tinh thể này tan trong giấm hoặc nước chanh đun nóng. Tức vắt chanh quấy đều (có thể thêm nhiệt độ) nếu tan thì là cặn muối, an toàn
Nhiều nhà sản xuất thường hạ thấp pH trong nước mắm (bằng bổ sung các phụ gia có chứa gốc acid thực phẩm) để hiện tượng đóng cặn không bao giờ xảy ra (vì trong môi trường acid, pH thấp thì các cặn trên hòa tan hết)
Phần nước này do quá trình lên men tạo thành (từ thịt moi và từ muối). Phần nước này chính là “nước cốt moi”, giúp cho mắm ngọt thanh, tuy nhiên khách hàng thường không thích sản phẩm mắm loãng (tức có nhiều phần nước). Nên sau khi lên men chín, chúng tôi chắt bớt phần nước này ra- phơi nắng, và chăm sóc kéo rút qua thùng gỗ thì tạo thành nước mắm chắt từ tép – một loại nước mắm đậm đà, tuyệt ngon cho những người thích mắm truyền thống nguyên bản.
Mắm Lê Gia vẫn để lại một tỉ lệ nước + bã hài hòa, giúp cho mắm tôm có vị ngọt thanh nhưng cũng không quá loãng để chiều lòng khách hàng. Khi có hiện tượng tách nước thì chỉ cần lắc nhẹ đều trước khi sử dụng là mắm trở về trạng thái bình thường.
Vì ngoài cùng bọc lớp giấy là lớp cán bằng Nylong, khi gặp nóng, nhiệt độ cao, lớp nylong sẽ quăn lại. Để hạn chế hiện tượng trên: Cần bảo quản sản phẩm nơi râm mát, tránh ánh sáng trực tiếp và tránh nhiệt độ cao.
Là do mắm có ga nên khi nhiệt độ cao phần không khí phía trên bị căng hơi nên đẩy ra ngoài. Bởi vì mắm Lê Gia tuyệt nhiên không sử dụng phụ gia bảo quản nào, nên quá trình phân giải (từ protein thành acid amin) vẫn tiếp diễn dù đã đóng chai/lọ. Nếu sử dụng chất bảo quản thì quá trình trên bị ức chế nên các hiện tượng trên không hay gặp.
Do phương pháp làm khác nhau cho ra mùi vị khác nhau.
Mùi khắm/nặng mùi là mùi đạm thối. Là NH3 và muối gốc Amoni (NH4) và Nitrat. Do cá ươn hoặc không đủ muối –(với Phương pháp đánh đảo – người muối còn thêm nước vào để dễ đánh) nên độ mặn không đủ để ức chế vi sinh vật gây thôi trong nước mắm nên thành phần đạm thối nhiều.
Lê Gia có mùi thơm dịu (nhiều người chê mùi không mạnh) vì phương pháp nén gài tự nhiên trong thùng gỗ, chọn cá tươi xanh, béo mập, đủ muối ngay từ đầu.
Nước mắm nỉ ra từng giọt sóng sánh
Lê Gia hướng tới nhóm khách hàng muốn sử dụng mắm truyền thống nguyên bản, tự nhiên nhưng không quá nặng/mạnh mùi và hạn chế thành phần đạm thối, có lợi cho sức khỏe về mặt lâu dài.
https://nuocmamlegia.com/co-phai-nuoc-mam-truyen-thong-nao-cung-nang-mui-ct177.html
Đầu tiên phải khẳng định, khẩu vị của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên cũng có mẫu số chung cho loại mặn gắt và mặn thanh.
Đầu tiên, phải khẳng định, không mặn không phải là nước mắm truyền thống. Nước mắm truyền thống bảo quản bằng chính độ mặn bão hòa. Khi nước mắm không mặn tưc là nước mắm phải dùng chất bảo quản để đảm bảo sản phẩm không bị hỏng.
Cảm giác nếm lúc đầu khi chạm đầu lưỡi là mặn nhưng sau đó có vị ngọt, lan tỏa rất lâu ở cổ họng và cuống lưỡi. Đó gọi là hậu vị. Vị ngọt đó chính là ngọt của đạm amin – thành phần nói lên đẳng cấp của nước mắm.
Nước mắm đạm acid amin thấp thì thường mặn gắt còn nước mắm có đạm acid amin cao (do phương pháp, nguyên liệu) thì mặn trước ngọt sau, hậu vị Thanh.
Đồng ý là nước mắm Lê Gia nếm vào đầu tiên mặn, nhưng sau đó có vị ngọt hậu của đạm acid amin. Mặn trước ngọt sau. Bởi vì nước mắm Lê Gia không có chất điều vị. Mùi vị nguyên bản của nước mắm truyền thống.
Vị ngọt – xuất hiện trước vị mặn, vị ngọt ở đầu lưỡi- chứ không phải ngọt hậu ở cuống lưỡi- chắc chắn là vị ngọt do thành phần siêu bột ngọt, đường tổng hợp, hóa học mang lại.
Đọc thêm bài phân tích của Tiến sĩ nước mắm Trần Thị Dung để hiểu mùi vị của nước mắm truyền thống chuẩn.
https://danviet.vn/chon-nuoc-mam-cong-nghiep-vi-khong-the-cho-vi-ngot-cua-ca-bien-7777714342.htm
Cái phần nước đọng lại là phần nước mắm ngon – lượng ngọt đạm sâu hậu vị là ở cái nước đó. Nước mắm ruốc/chắt từ tép là chắt cái nước đó ra, làm siêu lòng những thực khách khó tính. Tất nhiên tỉ lệ nước vừa phải là bí quyết của nhà nghề.
Nếu mà mắm tôm đặc thì chỉ có 2 cách: Hoặc người ra chắt hết nước đó đi (bán thêm được tiền- mắm chỉ còn xác – sẽ không ngon nữa nếu không can thiệp) hoặc là bỏ bột nở.
Mắm tôm Lê Gia thì tuyệt nhiên không có bột bèo, phụ gia gì hết, tự nhiên như vốn có của mắm.
Màu sim chín. Là loại màu tốt nhất tự nhiên có được của mắm tôm.
Mắm tôm Lê Gia có màu sim chín
Nguyên liệu phải tươi xanh, béo mập, phương pháp kỳ công mới có được màu này.
https://nuocmamlegia.com/cach-lua-chon-mam-tom-chuan-ngon.html
Lê Gia không bỏ phẩm màu (hay phụ gia gì cả). Lê Gia muốn mình “đẹp” một cách tự nhiên, như cô gái thôn quê mộc mạc, chân thành. Không son phấn, không phẫu thuật, không can thiệp.
Khác nhau ở thành phần và cách sử dụng
Mắm tép= mắm tôm + thính gạo (bột giao rang chín, nghiền mịn)+ bột riềng, tỏi, ớt
Mắm tôm thì ăn với: Chả cá, bún đậu, bún riêu, canh cua
Mắm tép thì: Chấm rau củ, chưng thịt, dưa cà.
Cả 2 loại đều ăn sống được, đều chưng thịt được, đều chấm được, chấm cái gì phụ thuộc vào khẩu vị từng người.
Mắm tép có thính gạo và bột riềng xay nên có lên men chua.
Tất nhiên, cũng như nước mắm, mắm tôm, mắm tép Lê Gia tuyệt nhiên không có chất báo quản, bảo quản tự nhiên bằng lượng muối và lượng đạm có trong mắm.
Nên để nơi râm mát và hạn chế tiếp xúc với không khí (vặn chặt kín nắp sau khi sử dụng). Không nhất thiết phải để tủ lạnh (trừ mắm kho quẹt- là sản phẩm chế biến).
Mở nắp ra khi sp sẽ tiếp xúc với không khí, bị oxy hóa tự nhiên, mùi sẽ giảm và chuyển màu sậm dần, thậm chí đen. Đấy là hiện tượng bình thường vì sp không có chất bảo quản, không có chất giữ màu.
Hiện tượng xuống màu khi tiếp xúc với không khí (để lâu, mặt trên của mắm tép) là hiện tượng bình thường của nước mắm nguyên bản, không phụ gia. Để hạn chế hiện tượng trên nên:
Mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc chà Lê Gia đều làm từ một loai nguyên liệu tên là: Con Moi/ Ruốc/Tép biển. Đó là một loại thủy sản sống ở biển, mỗi nơi gọi tên một kiểu nhưng chỉ là một loại.
Moi, ruốc đi hêu
Đi hêu hay có nơi gọi là đi Săm Văn, là từ để chỉ cách thức đánh bắt loại ruốc/moi/tép biển. Đó là cách thức được đánh bắt bằng lưới vợt/lưới hớt- nhằm vớt/thu hoạch những con ruốc/moi sống ở tầng mặt. Cách đánh bắt này thu được những con moi/ruốc sống ở tầng mặt, sạch và không lẫn tạp chất (so với phương pháp kéo lưới giã cào, thường lấy ở tầng đáy, lẫn nhiều tạp chất)
Cách đánh bắt này đòi hỏi nhiều công sức, nhưng thu hoạch được moi/ruốc chọn lọc, không lẫn tạp chất đồng thời giá mua nguyên liệu cũng cao hơn nhiều lần so với ruốc giã, cào.
Dủ 6 tháng tuổi trở lên. Lý do được giải thích dưới đây theo nhu cầu muối của Viện dinh dưỡng Quốc gia và WHO.
Theo kết quả kiểm định, Nước mắm cá cơm Lê Gia cho bé hàm lượng muối nằm trong khoảng 245 – 255g/l.(Lượng muối điều chỉnh giảm cho phù hợp với trẻ nhỏ, và cũng không thể “nhạt” hơn vì nếu giảm lượng muối, nước mắm sẽ phải bổ sung chất bảo quản nhân tạo)
Dung tích chai nước mắm cá cơm Lê Gia cho bé: 60ml (mỗi ml tương đương 20 giọt)
Nước mắm cho bé Lê Gia – hạnh phúc trong từng giọt yêu thương
Hàm lượng muối tối đa chưa trong 6-8 giọt nước mắm cá cơm Lê Gia- Cho bé (lượng nước mắm dùng cho một nồi cháo, ăn cả ngày của bé) là: (255 x8)/(1000×20)= 0,102 g (tương đương 112mg)
Như vậy lượng muối có nguồn gốc từ nước mắm được sử dụng cho trẻ chiếm không quá 7% nhu cầu muối hàng ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Thêm vào đó, nước mắm Lê Gia cho bé được chắt lọc tinh túy sau 2 năm ủ cá cơm Than trong thùng gỗ, hoàn toàn tự nhiên, không phụ gia, hóa chất. Sản phẩm được kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, chứa hơn 18 acid amin tự nhiên, giúp bé ăn ngon hào hứng.
Như vậy, sản phẩm hoàn toàn có thể sử dụng cho bé trong thời kỳ ăn dặm – từ 6 tháng tuổi trở lên.
Tất nhiên, chúng tôi luôn khuyến cáo, mẹ chỉ dùng RẤT RẤT ÍT, chỉ một vài giọt cho cả bát cháo là đủ. Không nên cho bé ăn mặn ngay từ đầu, có thể ảnh hưởng không tốt đến bé.
Thấu hiểu sự dùng sản phẩm rất ít, nên mắm Lê Gia có thiết kế lỗ nắp đếm nhỏ giọt để các mẹ có thể ĐỊNH LƯỢNG được nước mắm dùng cho con mà không bị quá tay.
★ Nêm lượng nước mắm rất ít, mẹ nếm thấy hơi nhạt là vừa cho bé.
★ Acid amin, Lysine, vitamin và các vi khoáng có trong nước mắm rất dễ bị phá huỷ dưới nhiệt độ cao. Vì vậy, hãy nêm nước mắm sau khi đã nấu chín thức ăn cho bé để bảo tồn chất dinh dưỡng.
Nêm nước mắm sau khi nấu chín thức ăn để bảo toàn dưỡng chất
★ Nước mắm nguyên bản khi tiếp xúc với không khí sẽ hơi chuyển màu sậm. Điều này là bình thường. Để hạn chế hiện tượng này, nên đậy kín nắp sau khi sử dụng và nên dùng hết trong 45-60 ngày sau khi mở nắp.
Từ cá cơm Than tươi ủ với muối biển tinh khiết trong thùng gỗ Bời Lời, đặt dưới nhà tôn kín, theo phương pháp truyền thống nén gài. Sau 18-24 tháng, lên men tự nhiên, những dòng nước cốt, nguyên chất, được nhỉ ra từng giọt sóng sánh, mùi thơm dịu, đỏ tươi màu hổ phách, cung cấp gần 20 loại acid amin thiết yếu, giúp bé ăn ngon miệng, từng giọt nước mắm được ví như giọt sữa từ người mẹ biển, cho bé yêu bữa ăn thêm hào hứng.
Vỏ chai thủy tinh, thiết kế lỗ nhỏ giọt giúp điều chỉnh lượng rót
Bánh lái con thuyền với cảm hứng từ bài thơ của Hoàng Trung Thông – mong ước chinh phục biển khơi (làm những điều lớn lao) bắt nguồn từ một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh bắt nguồn từ những bữa ăn đầu đời với gia vị sạch là nước mắm Lê Gia.
Logo nước mắm cho bé Lê Gia
Chưa hiểu lắm ý nghĩa Logo Cho bé Lê Gia?
https://www.facebook.com/mamlegia/posts/2164494930489708
Có gần 20 acid amin trong nước mắm cho bé Lê Gia
Hiểu đơn giản là nước mắm Lê Gia làm từ cá cơm Than – loài cá làm mắm tốt nhất, trong cá cơm có gì thì nước mắm có cái đó. Link bài khoa học về giá trị dinh dưỡng của cá cơm ở phía dưới.
Cá cơm Than
Giải thích mộc mạc thì xin trích lời của chuyên gia Vũ Thế Thành- Người rất nổi tiếng về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm- Search tên ông trên Google là ra.
“Protein trong cá có đầy đủ các loại acid amin thiết yếu (essential amino acids), nghĩa là các loại acid amin mà cơ thể con người không thể tổng hợp được, phải lấy từ nguồn để nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, có thể nói cá là nguồn protein tuyệt hảo, có giá trị sinh học (biological value) cao, ngang ngửa hoặc hơn thịt bò, chỉ thua trứng và sữa.
Ngoài ra cá còn có các loại vitamin B1, B12, B2, PP, các loại khoáng Ca, Mg, P, I, Br… Cá biển còn có nhiều omega-3, một loại chất béo có lợi cho tim mạch… Nước mắm làm từ cá nên nước mắm thừa hưởng các lợi ích dinh dưỡng của cá, có khi còn thuận lợi cho tiêu hóa hơn, vì trong quá trình lên men, nhiều protein của cá đã bị cắt nhỏ thành acid amin”
>>>Giá trị dinh dưỡng của cá cơm
Khi nước mắm tiếp xúc với không khí, sản phẩm sẽ dần chuyển màu, đó là hiện tượng oxy hóa tự nhiên của dòng nước mắm nguyên chất, không dùng chất bảo quản, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của nước mắm. Để tránh điều này, nên đậy kín nắp sau khi sử dụng và mua một lượng vừa đủ sản phẩm đẻ tránh sử dụng lâu sau khi mở nắp.
Nhiều loại nước mắm, trên bao bì ghi chỉ số Protein, nhìn có vẻ hấp dẫn hơn, tại sao mắm Lê Gia không có chỉ tiêu Protein này?
Nước mắm là sản phẩm phân giải từ protein trong thịt cá thành axit amin dưới tác động của enzim có hệ tiêu hóa. Như vậy sản phẩm cuối cùng của nước mắm phải là axit amin. Phân hạng nước mắm dựa trên chỉ số N- có trong nước mắm, điều này được ghi trong quy định. Việc ghi chỉ số protein (bằng chỉ số N x6,25- hệ số chuyển đổi) là hình thức mập mờ, đánh tráo khái niệm, đánh lừa người tiêu dùng.
Thấy Lê Gia bảo, dùng nước mắm cho bé là giúp con ăn hào hứng, thật hay bịa?
Nước mắm Lê Gia cho bé chứa tới 18 acid amin tự nhiên, kích thích ăn ngon ở trẻ. Lê Gia nói không với việc can thiệp, phụ gia hoặc các phương pháp tăng độ đạm, làm giảm hay phân hủy các thành phần tự nhiên.
Các thành phần acid amin tự nhiên từ cá, cùng với hương vị thơm bùi, dịu nhẹ của nước mắm truyền thống sạch nguyên bản, giúp bé hoàn thiện vị giác, kích thích hương vị món ăn và giúp bé có bữa ăn ngon hào hứng.
? Nguyên liệu: 100% cá cơm Than & muối biển sạch tinh khiết Bà Rịa.
? Ủ chượp nén gài tự nhiên- truyền thống: Quá trình lên men hoàn toàn tự nhiên, hỗn hợp muối cá được ủ trong thùng gỗ Bời Lời dưới nhà tôn kín giữ nhiệt.
? Đóng chai: Thực hiện bằng máy tự động, theo quy trình chuẩn HACCP với vỏ chai thủy tinh tinh nhập khẩu từ Thái Lan, đảm bảo an toàn nhất, chất lượng nhất!
? Kiểm định thành phẩm: Sản phẩm được test định kỳ tại các phòng lab chuẩn quốc tế, không phụ gia với thành phần chỉ Cá và muối.
Nắp chai nước mắm Lê Gia cho bé có gì đặc biệt?
? Nắp chai tiện lợi, đếm giọt: Nắp chai được thiết kế nhỏ giọt, có lỗ rót sẵn, không cần phải dùng dao cắt. Đặc biệt mẹ có thể kiểm soát được số giọt – lượng mắm dùng cho con. Đây là điểm khác biệt của Lê Gia! Nắp chai mới có nhựa nguyên sinh, với đầy đủ kiểm định, các chỉ tiêu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để làm các nắp chai này, Lê Gia đầu tư rất nhiều tiền khuôn (hơn nửa tỷ đồng/khuôn), làm ở nước ngoài, với mong muốn mang lại sự tiện lợi nhất cho người dùng.
??Nước mắm, các sản phẩm mắm Lê Gia được bán tại
– Hệ thống siêu thị Vinmart và hệ thống Vinmart+, Big C (miền Bắc); AEON,
– Hệ thống cửa hàng mẹ và bé (Concung, Bibomart, Kidplaza…)
– Các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch và đại lý tại HN và các tỉnh phía Bắc (Sói Biển, Bac Tôm, Tâm Đạt, Biggreen, Topgreen, Tomita…).
? Hiểu thêm về nước mắm Lê Gia hơn tại:
? Website: Https://nuocmamlegia.com Hoặc http://nuocmamchobe.vn
⏯ Page: https://facebook.com/mamlegia
☎️ Hotline: 0971.978.786
☎️ email: info@mamlegia.com